Giới thiệu tuyến buýt số

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 53 (Trang 31 - 37)

T Chỉ tiêu Đơn vị H năm

2.2.1.Giới thiệu tuyến buýt số

- Tên tuyến: Hoàng Quốc Việt – Đông Anh

- Số hiệu tuyến: 53

- Điểm đầu A: Hoàng Quốc Việt - Điểm cuối B: Đông Anh - Cự ly tuyến: 22,4km

- Loại xe: HUYNDAI TRANSINCO 1- 5 B80

a. Lộ trình và điểm dừng đỗ

Lộ trình tuyến

+ Chiều đi: Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long (ra ngoại thành) - Cao Tốc Thăng Long Nội Bài (ra ngoại thành) - 23 B - Nam Hồng - Cao Lỗ - Chợ Tó - Thị trấn Đông Anh.

+ Chiều về: Thị trấn Đông Anh - Chợ Tó - Cao Lỗ - Nam Hồng - 23 B - Cao Tốc Thăng Long Nội Bài-(Vào nội thành) - Cầu Thăng Long-(Vào nội thành) - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt.

c. Đặc điểm phương tiện sử dụng trên tuyến

Loại xe: HUYNDAI TRANSINCO 1- 5 B80

+ Xe khách Transinco 1-5 AC B80 được chế tạo tại công ty cơ khí ôtô 1-5 với kiểu dáng hiện đại hơn , sang trọng hơn .Việc lắp khung gầm AER0 ClTY được sản xuất bởi tập đoàn ôtô Hyundai Hàn Quốc, động cơ D6AV-EUR01,4 kỳ, 06 xi lanh bố trí thẳng hàng, động cơ máy khỏe với sức mạnh tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu giúp cho người lái xe hoàn toàn yên tâm và đảm bảo tốt trong mọi điều kiện địa hình.

+ Động cơ: D6AV - Euro 1 (Động cơ diezen 4 kỳ, 06 xi lanh bố trí thẳng hàng, làm mát bằng nước. Động cơ bố trí phía sau)

+ Hệ thống điều khiển thoải mái,nhẹ nhàng. + Hệ thống phanh hơi an toàn.

+ Đèn pha với cường độ sang mạnh, tiết kiệm năng lượng. Đèn sương mù trước/sau tiện lợi khi thời tiết sương mù.

+ Nội thất đẹp, tiện nghi + Ghế bọc giả da

+ Tốc độ lớn nhất: 80Km/h - Trọng tải thiết kế: qTK=80 chỗ

+ Số chỗ đứng: 36 chỗ + Số chỗ ngồi: 44 chỗ

d) Chỉ tiêu về dịch vụ

- Thời gian hoạt động trong ngày: + Thời gian mở bến: 5h00

+ Thời gian đóng bến: 21h00. Tổng số giở hoạt động của tuyến trong ngày =16 h

+ Sáng: 6h00-8h00 + Trưa: 11h00-13h00 + Chiều: 17h00-19h00 - Thời gian giãn cách:

+ Trong giờ cao điểm: hmin= 5 phút + Bình thường: h=10 phút

+ Thấp điểm: h=15 phút

- Thời gian dừng tại 1 điểm dừng/đỗ trung bình: Tdđ=6s - Thời gian dự trữ đột xuất: Tdt=2-3 phút

- Thời gian vận hành 1 vòng xe: TV=120 phút; Thời gian 1 chuyến xe: Tz=120/2=60 phút

- Tổng số chuyến (lượt) đi + về của cả hai chiều trong 1 ngày = 224 lượt, trong đó: + Các giờ cao điểm h=5’: 6-7h và 16-17h: 40*2 = 80 lượt

+ Các giờ thường h=10’: 5-6h, 7-16h, 17-18h = 60*2 = 120 lượt + Các giờ thấp điểm h=15’: 18-21h = 12*2 = 24 lượt

- Vận tốc khai thác:

+ Vận tốc lý thuyết: VKT = 50Km + Vận tốc thực tế: VTT = 20-25 Km/h - Số điểm dừng/đỗ trên tuyến:

+ Chiều đi: 20 điểm + chiều về: 20 điểm - Chiều dài tuyến: LM=22,4Km

- Cự ly bình quân giữa các điểm dừng đỗ: Lt=1,18 Km - Giá vé: 3000đ/lượt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Năng lực cung

- Công suất cung ứng tối đa của tuyến Cmax = fmax . qTK (chỗ / h)

Trong đó

+Tần suất max của tuyến: fmax =60/hmin=60/3=20 xe/h +Sức chứa phương tiện: qTK = 80 chỗ/xe

Cmax =20*80=1600 (chỗ/h)

- Công suất cung thực tế Ctt = γ .qTK.ftt (HK/ h)

Với: γ - Hệ số sử dụng sức chứa tĩnh ở mức cho phép (theo tiêu chuẩn chất lượng – do Hà Nội chưa quy định cụ thể về chất tải tối đa nên tạm lấy γ =1,3 lúc cao điểm và = 1 vào các giờ còn lại).

Công suât cung thực tế như sau:

Cao điểm Ctt = 1,3*80*12=1248 (chỗ/h) = 78% Cmax

Giờ thường Ctt = 1*80*6=480 (chỗ/h) = 30% Cmax

2.2.2. Điều kiện đường xá, bãi đậu xe trên tuyến

- Điều kiện đường xá:

Điều kiện đường xá trên tuyến tốt. trong cả nội thành và ngoài ngoại thành đường đều rộng rãi, địa hình bằng phẳng, xe cộ đi lại thông thoáng.

- Điều kiện bãi đậu xe:

+ Trong nội thành (Hoàng Quốc Việt)

Tại đây không có bãi đậu cho xe Bus. Xe phải đậu ngay trên lòng đường sát vỉa hè ngay trước cổng Triển lãm Nông nghiệp trên đường Hoàng Quốc Việt, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông trên đường và mất mỹ quan.

+ Ở ngoại thành (Thị trấn Đông Anh)

Tại đây thì việc xây dựng các bãi đậu đỗ xe cho xe bus là rất dễ dàng và trên thực tế đã thấy được xe bus được đậu đỗ rất gọn gàng trong khuôn viên bến bãi:

- Đối tượng đi xe buýt chủ yếu trên tuyến:

+Sinh viên học tại Hà Nội, có gia đình tại khu vực Mê Linh, Đông Anh; +Công nhân của các khu công nghiệp trên địa bàn.

-Biến động luồng hành khách:

+ Biến động lưu lượng hành khách theo giờ trong ngày (số liệu đếm chọn mẫu):

Nhìn vào biểu đồ khối lượng vận chuyển hành khách đặc trưng cho sự biến động của luồng hành khách theo thời gian ở trên ta thấy ngay được hướng biến động của luồng hành khách theo thời gian đó chính là lượng cầu đi lại rất lớn của hành khách trong những giờ cao điểm và đặc biệt là từ 11h tới 12h trưa. Bên cạnh đó ta còn thấy được nhu cầu đi lại với chiều đi và chiều về cũng có sự biến động. Vào buổi sáng, chủ yếu hành khách có nhu cầu đi từ bên thị trấn Đông Anh vào nội thành (chiều về) cho nên về buổi chiều nhu cầu trở về từ nội thành sang TTĐông Anh (chiều đi) lại nhiều hơn so với chiều về 1 khoảng kha khá, trung bình vào tầm 14 chuyến đi/h. Từ đó sẽ phân bổ và tăng cường các chuyến xe 1 cách hợp lý trong các giờ cao điểm và phù hợp với những đặc tính của chiều đi, chiều về.

Trên đây là biểu đồ thể hiện khối lượng vận chuyển hành khách trên các đoạn tuyến giữa các điểm dừng đỗ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy đươc sự biến động luồng hành khách trên các đoạn tuyến này ở cả chiều đi lẫn chiều về đều tương đối ít. Ta chỉ thấy được một chút sự khác biệt ở những đoạn đầu và cuối của tuyến, khối lượng vận chuyển trên đó không nhiều.Tuy nhiên đây cũng là một điều rất dễ hiểu vì bản thân những đoạn này là những đoạn đầu và đoạn cuối là những đoạn bắt đầu cho hành khách lên xe và kết thúc chuyến đi dài nhất của hành khách trên tuyến. Nói chung, biểu đồ này cho ta thấy được khối lượng vận chuyển hành khách trên từng đoạn của tuyến và đoạn tuyến nào thu hút được nhiều hành khách nhất mà để từ đó phân bổ thời gian, giãn cách trên từng đoạn tuyến 1 cách hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

+ Cường độ dòng hành khách so sánh giữa 1 chuyến trong giờ cao điểm với bình quân HK/1 chuyến

Biểu đồ này thể hiện khối lượng vận chuyển hành khách trên từng đoạn giữa các điểm dừng đỗ trên tuyến trong trung bình và trong 1h cao điểm cả chiều đi lẫn chiều về, để nhận thấy được sự biến động của luồng hành khách trên các đoạn tuyến trong giờ cao điểm và 1h trung bình. Như vậy nhìn vào biêu đồ ta thấy được sự chênh lệch giữa khối lượng vận chuyển trên từng đoạn tuyến trong 1h bình quân và 1h cao điểm thể hiện ở phần cột đậm hơn. Khối lượng vận chuyển trong 1giờ cao điểm bao giờ cũng nhiều hơn, biết được nó nhiều hơn như thế nào so với 1h trung bình sẽ giúp cho việc bố trí thêm phương tiện hay giảm thời gian giãn cách trong giờ cao điểm nên tập trung ở đoạn tuyến nào cho hợp lý nhất. Khoảng chênh lệch càng lớn thì số xe tăng cường và giảm thời gian giãn cách trên đoạn đó vào giờ cao điểm càng nhiều.

Hệ số biến động luồng HK trên tuyến như sau: - Kcao điểm = 1,59

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 53 (Trang 31 - 37)