Cân bằng giữa xây dựng quy mô kinh tế và tăng cường đa dạng hóa

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 62 - 79)

6. Phương pháp nghiên cứu

4.7 Cân bằng giữa xây dựng quy mô kinh tế và tăng cường đa dạng hóa

hóa

Việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ với các dịch vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ và tuyên truyền thông tin. Một vấn đề hết sức quan trọng là làm thế nào để đạt được một sự cân bằng hợp lý giữa việc xây dựng quy mô kinh tế (như đa dạng hóa trên quy mô vùng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu) và tăng cường đa dạng hóa thu nhập địa phương (như giảm tình trạng dễ bị tổn thương của hộ nông dân). Chiến lược của chính phủ hướng vào việc xây dựng các khu vực tập trung nhiều hơn (ví dụ như một vài loại cây trồng sinh lợi và hàng hóa nhất định), mà điều này có thể là mạo hiểm và nhiều rủi ro hơn cho các hộ gia đình nghèo trong trường hợp thị trường bất ổn. Hơn nữa, chiến lược của chính phủ là xác định một số giống cây trồng tiềm năng, từ đó đặt ra mục tiêu sản xuất những giống cây trồng đó. Cách xác định kiểu từ trên xuống dưới như vậy dẫn đến một nguy cơ là người nông dân có thể bị thuyết phục đầu tư vào những giống cây trồng mới do bị hấp dẫn bởi các chế độ khuyến khích như cấp thêm đất, tín dụng ưu đãi. Do đó, người nông dân còn cho là chính phủ cũng phải có trách nhiệm tìm thị trường và đảm bảo thị trường tiêu thụ cho người dân. Điều này dẫn đến một tình trạng các nông dân đóng vai trò bị động đối với thị trường (xem Phụ lục 8). Để tránh được những vấn đề này, yêu cầu đối với một môi trường chính sách phải:

ƒ Cung cấp cho người nông dân một cách toàn diện, càng nhiều thông tin (về vấn đề kỹ thuật và thị trường) càng tốt.

ƒ Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý.

59

ƒ Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho người nông dân, nhất là giao thông và thủy lợi.

ƒ Thúc đẩy sự tăng trưởng công nông nghiệp và tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận được với thị trường quốc tế.

Trên đây là những giải pháp giúp đỡ người nghèo nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho họ. Tuy nhiên, không thể đơn giản cho rằng thiếu vốn thì cho vay vốn với lãi suất thấp, thiên tai thì xây dựng cụm tuyến dân cư, bệnh tật thì cấp thẻ bảo hiểm y tế là có thể giúp người nghèo quản lý được rủi ro. Cho vay vốn để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cụm tuyến dân cư hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế phải đi đôi với việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người nghèo và khuyến khích họ vươn lên.

Gây dựng tài sản cho người nghèo là nhân tố quan trọng để quản lý rủi ro, nhưng điều quan trọng hơn là người nghèo phải có nhận thức đúng để nỗ lực tự vươn lên. Họ phải biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng để chủ động thoát nghèo bằng khả năng của chính mình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Điểm đáng chú ý về các chiến lược mà các hộ nghèo sử dụng để đối phó với các cú sốc là tầm quan trọng của các hành động do chính họ thực hiện. Cộng đồng có thể giúp đỡ một phần nào đó, nhất là trong trường hợp cú sốc xảy ra chỉ với hộ gia đình, nhưng do các hộ nghèo thường sống trong cộng đồng nghèo nên mức độ giúp đỡ của bạn bè, hàng xóm, họ hàng và mạng lưới phi chính thức cũng rất hạn chế. Các cơ chế kiểm soát rủi ro và đối phó với các cú sốc phần nhiều có tính chất không chính thức phản ánh phạm vi hạn chế và định hướng mục tiêu yếu kém của các biện pháp bảo trợ xã hội chính thức. Một khi gặp khó khăn thì các hộ gia đình nghèo chủ yếu phải trông cậy vào nguồn lực của chính bản thân mình, trong đó hiếm khi có tiết kiệm tiền mặt. Đối với các hộ nghèo, các dịch vụ tiết kiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gây dựng một quỹ dự phòng tài chính và vì vậy trong việc giảm được nguy cơ dễ bị rủi ro.

Khi khả năng gặp rủi ro cao và hậu quả của các rủi ro này là hết sức nghiêm trọng, người nghèo có xu hướng theo đuổi những chiến lược lấy an toàn làm ưu tiên hàng đầu. Các chiến lược này cho phép đảm bảo thu nhập tối thiểu cho các nhu cầu tồn tại chứ không tạo dựng nguồn lực một cách dễ dàng và là chiến lược làm giảm các cơ hội thoát nghèo. Nếu tồn tại mạng lưới an sinh đáng tin cậy thì người nghèo có thể sẵn sàng tham gia vào các hoạt động rủi ro hơn, đem lại lợi ích cao hơn. Do vậy, đầu tư công làm hạn chế xác suất và giảm nhẹ hậu quả của các rủi ro thông thường, là sự bổ sung cần thiết vào các chính sách khuyến khích tổng hợp.

61

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra và để đảm bảo các thành tựu giảm nghèo bền vững, Việt nam cần phải xử lý các rủi ro mà các hộ gia đình nghèo gặp phải bằng cả hai cách: vừa giúp các hộ hiện đang nghèo thoát khỏi nghèo và vừa bảo vệ các hộ gia đình khỏi các rủi ro có thể đẩy họ xuống dưới đường nghèo (hoặc đang ở dưới đường nghèo càng trở nên nghèo hơn). Một số biện pháp chính sách và can thiệp công cộng đã được đề xuất để có thể giúp các hộ nghèo quản lý rủi ro tốt hơn.

Trên phương diện lý thuyết, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể hoàn thiện cơ sở lý luận, đạt được các tiến bộ trong nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề xác định xem nhà nước có thể và bằng cách nào thúc đẩy sự phát triển của các cơ chế quản lý rủi ro không chính thức, đưa ra các khuyến nghị về mặt lý luận và thực tiễn cho phép thiết lập sự cân bằng giữa ba chiến lược phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ rủi ro và khắc phục rủi ro, xác định các trường hợp cụ thể mà ở đó sự tham gia của các tác nhân có liên quan vào công tác quản lý rủi ro có thể đạt hiệu quả tối ưu, hay ngược lại có thể trở thành nguồn làm phát sinh rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 AusAID (2003), Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL, Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại ĐBSCL, TP.HCM.

2 Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường theo hướng chung sống với lũ ở ĐBSCL, TP.HCM.

3 CARE (2004), Báo cáo khảo sát về cụm dân cư tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp

và Long An vùng ĐBSCL Việt Nam 2003, TP.HCM.

4 Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại ĐBSCL (2003), Chuyên đề nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân chất lượng nguồn nhân lực và tác động của nó đối với nghèo đói, Trường ĐH An Giang.

5 Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại ĐBSCL (2003), Báo cáo nghiên

cứu thị trường nông thôn liên quan đến giảm nghèo ở ĐBSCL, Trường ĐH Cần

Thơ.

6 Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP) (2003), Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội.

8 Cục thống kê tỉnh Cần Thơ (2003), Số liệu kinh tế - xã hội 12 tỉnh ĐBSCL 2000- 2003.

9 Dự án kiểm soát nước Bắc - Vàm Nao II (2003), Khảo sát hoạt động dịch vụ thủy lợi ở các tiểu vùng bao.

10 Đào Công Tiến (2002), Kinh tế – Xã hội và môi trường vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11 Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê, TP.HCM.

12 Ngân hàng thế giới (1999), Báo cáo tình hình phát triển Việt Nam 2000: Tấn công nghèo đói, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

13 Ngân hàng thế giới (2000a), Báo cáo phát triển thế giới 2000/2001: Tấn công đói nghèo, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

14 Ngân hàng thế giới (2000b), Báo cáo phát triển Việt Nam 2000: Các trụ cột của sự phát triển, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

15 Ngân hàng thế giới (2000c), Việt Nam: Quản lý tốt hơn nguồn lực nhà nước,

63

Việt Nam và các nhà Tài trợ về Đánh giá Chi tiêu công, 2000.

16 Ngân hàng thế giới (2002), Báo cáo phát triển thế giới 2002: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17 Ngân hàng thế giới (2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

18 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), Hà Nội.

19 Nhóm hành động chống đói nghèo (2002), Giảm nguy cơ bị tổn thương và thực hiện công tác bảo trợ xã hội.

20 Nhóm hành động chống đói nghèo (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của

cộng đồng tại ĐBSCL.

21 Nhóm hành động chống đói nghèo (2004), Đánh giá nghèo theo vùng, Vùng

ĐBSCL.

22 Oxfam Anh (1999), Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân huyện

Duyên Hải và Châu Thành tỉnh Trà Vinh Việt Nam, Hà Nội.

23 Bruno Palier và Louis – Charles Viossat (chủ biên) (2003), Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24 Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình và Nguyễn Tiến Triển (chủ biên) (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam?, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Nhà Xuất bản TPHCM và Trung tâm Kinh tế chấu Á – Thái Bình Dương (VAPEC), TP. HCM.

25 Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfam Anh và NHTG (2002), Ý kiến của cộng đồng về chiến lược giảm nghèo của Việt Nam (Tập III: Báo cáo từ sáu địa bàn tham vấn), Hà Nội.

26 Shanks, E. và Turk, C. (2002), Cùng người nghèo hoàn thiện chính sách, Tham vấn cấp cộng đồng về Dự thảo chiến lược Toàn diện về tăng trưởng và xóa đói

giảm nghèo của Việt Nam (Tập I: Cách tiếp cận, Phương pháp và Ảnh hưởng),

NHTG cùng Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfam Anh, Hà Nội.

27 Shanks, E. và Turk, C. (2002), Các đề xuất của người nghèo về chính sách, Tham vấn cấp cộng đồng về Dự thảo chiến lược Toàn diện về tăng trưởng và xóa đói

giảm nghèo của Việt Nam (Tập II: Tổng hợp các Kết quả và Phát hiện), NHTG

cùng Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfam Anh, Hà Nội.

28 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

64

29 Tổng cục Thống kê (1999), Kết quả điều tra kinh tế – xã hội hộ gia đình 1994 – 1997, Hà Nội.

30 Tổng cục thống kê (2004), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, Hà Nội.

31 Tổng cục Thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế: Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

32 Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Hà Nội.

33 Tổng cục Thống kê (2003), Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003, Hà Nội. 34 Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy

sản 2001, Hà Nội.

35 Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác (2003), Báo cáo nghiên cứu

người Khmer ở ĐBSCL: Những điều kiện để thoát nghèo, Trường ĐH Cần Thơ.

36 Chambers, R., và Conway, G., (1992), Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century, IDS Discussion Paper 296, Brighton: IDS.

37 Carney, D. (ed.) (1998), Sustainable Rural Livelihoods: What Contribution Can

We Make? (Department for International Development).

38 Ellis, F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries (Oxford University Press).

39 Heitzmann, K., R.S. Canagarajah, and P.B. Siegel (2001). Guideline for

Assessing the Sources of Risks and Vulnerability. The World Bank: Washington,

D.C. (mimeo).

40 Scoones, I. (1998), ‘Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis’, Working Paper 72, IDS, University of Sussex.

65

Phụ lục 1Chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro

Phi chính thức Chính thức

Cơ chế

Chiến lược Cá nhân và hộ gia đình Dựa vào nhóm Dựa vào thị trường Nhà nước cung cấp

Phòng ngừa rủi ro • Sản xuất ít rủi ro hơn

• Di cư

• Tham gia vào hoạt động vệ sinh và các hoạt động phòng bệnh khác

• Hành động tập thể về cơ sở hạ tầng, đê điều, nhà cửa

• Quản lý các nguồn tài sản chung • Chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn • Chính sách môi trường • Chính sách giáo dục và đào tạo • Chính sách y tế công cộng • Cơ sở hạ tầng • Chính sách thị trường lao động năng động

Giảm thiểu rủi ro

Đa dạng hóa • Đa dạng hóa cây trồng và đất trồng

• Đa dạng hóa nguồn thu nhập

• Đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người

• Các hiệp hội ngành nghề

• Tiết kiệm luân phiên và hiệp hội tín dụng

• Tài khoản tiết kiệm trong các tổ chức tài chính

• Tài chính nhỏ

• Khuyến nông

• Thương mại tự do

• Bảo vệ quyền sở hữu tài sản

Bảo hiểm • Kết hôn và họ hàng

• Thuê ruộng chia sản phẩm

• Kho dự trữ

• Đầu tư vào vốn xã hội (mạng lưới quan hệ, hiệp hội, tôn giáo, tặng quà lẫn nhau)

• Trợ cấp thường niên cho người già

• Bảo hiểm tai nạn, tàn tật, và các loại bảo hiểm khác

• Hệ thống tiền lương hưu

• Bảo hiểm bắt buộc đối với thất nghiệp, ốm đau, tàn tật và các rủi ro khác

66

Phụ lục 1 Chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro (tiếp)

Tự bảo hiểm • Gia đình mở rộng

• Hợp đồng lao động

Khắc phục hậu

quả của các cú sốc

• Bán tài sản vật chất

• Vay từ người cho vay lấy lãi

• Sử dụng lao động trẻ em

• Giảm tiêu dùng lương thực

• Di cư thời vụ hoặc di cư tạm thời • Trợ giúp từ các mạng lưới tương trợ lẫn nhau • Bán tài sản tài chính • Vay từ các tổ chức tài chính • Trợ cấp xã hội • Các quỹ xã hội • Hỗ trợ bằng tiền mặt Nguồn: NHTG (2000, Bảng 8.3)

67

Phụ lục 2Khái quát các chiến lược quản lý rủi ro và rủi ro tiềm năng ở ĐBSCL

Nguồn rủi ro Dạng rủi ro Các biện pháp phòng chống Các biện pháp giảm nhẹ Các biện pháp đối phó

Tự nhiên Thời tiết (lũ lụt, hạn hán, lở đất)

Kiểm soát lũ/ cơ sở hạ tầng thủy lợi Qui hoạch và quản lý vùng đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo nên (khoanh vùng, cơ sở hạ tầng giao thông)

Trồng rừng/ trồng cây ở hộ gia đình/ quản lý rừng

Các dịch vụ khuyến nông chất lượng Trồng tre dọc hai bên bờ sông Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

Xây dựng cụm tuyến dân cư, tôn nền vượt lũ

Xây dựng cơ sở cộng đồng vững mạnh hơn (trường học, phòng khám) Giáo dục phòng chống tai họa ở các trường học

Nâng cấp các hệ thống dự báo tai họa sớm

Các chương trình bảo hiểm tai họa Đa dạng hóa: nông nghiệp và phi nông nghiệp

Sử dụng nhiều loại giống tăng trưởng nhanh

Nhà nước hỗ trợ về lương thực và các vật dụng cần thiết

Các khoản vay (tiêu dùng, cơ cấu lại sản xuất)

Không cho trẻ em đi học, chuyển sang lao động để có thu nhập Các hỗ trợ tư nhân

Sức khỏe Sức khỏe yếu (do bị bệnh tật, tai nạn)

Các dịch vụ phòng bệnh và giáo dục y tế

Vệ sinh và cung cấp nước sạch Các chiến dịch y tế công cộng và an toàn (an toàn giao thông, không hút thuốc, …)

Duy trì luật pháp và trật tự trị an

Các dịch vụ cứu chữa bệnh chất lượng cao

Bảo hiểm y tế

Miễn phí khám chữa bệnh cho người

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)