Các rủi ro chung

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 32 - 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2Các rủi ro chung

a. Thiên tai

Phát triển nông nghiệp thường xuyên bị gián đoạn do thiên tai – lũ lụt, lở đất, hạn hán, cháy rừng, … Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL. Trong 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, có 7 tỉnh thường xuyên bị lũ lụt là: Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long. Diện tích ngập lũ ở 7 tỉnh nói trên khoảng 2 triệu héc-ta (chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của ĐBSCL) với số dân gần 11 triệu người (bao gồm khoảng 1,9 triệu hộ gia đình). Mùa lũ thường kéo dài ba tháng hoặc hơn ở một số khu vực như vùng Đồng Tháp Mười (đến khoảng 6 tháng). Ngoài nguyên nhân chính gây ra lũ lụt là những trận mưa lớn ở thượng lưu và ĐBSCL, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Quốc; sự di dân đến những vùng lũ lụt; nạn phá rừng; hệ thống kinh thủy nông và đê đập ngăn mặn. Lũ lụt có thể không những làm thất bát mùa màng và vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến hạ tầng và năng lực sản xuất và trên hết là gây ra những tổn thất về con người. Lũ lụt đã gây ảnh hưởng lớn tới dân cư trên một số phương diện:

29

ƒ Gây thiệt hại tính mạng của người dân vùng ngập lũ

ƒ Gây thiệt hại tài sản của người dân vùng ngập lũ như làm sập nhà ở hoặc cuốn trôi nhiều nhà cửa

ƒ Làm gián đoạn các hoạt động kinh tế – xã hội. Khó khăn và tốn kém trong xây dựng và duy tu bảo dưỡng hạ tầng cơ sở đồng thời cuộc sống người dân cũng bị ngừng trệ. Lũ sớm đe dọa việc thu hoạch lúa Hè Thu, lũ muộn làm chậm thời gian xuống giống lúa Đông Xuân …

ƒ Làm xuống cấp nhiều công trình xây dựng và xói lở nhiều đoạn sông rạch. Mùa màng bị ngập làm năng suất giảm sút và bị mất trắng, gia súc gia cầm bị chết, học sinh phải nghỉ học …

Chẳng hạn trận lũ lịch sử năm 2000 làm 453 người chết và thiệt hại tài sản của cải trị giá khoảng 4.000 tỷ đồng. Ba mùa lũ lớn (2000 - 2002) đã cướp đi sinh mạng 1.044 người; 1,6 triệu hộ bị ngập nhà cửa; gần 500 ngàn ha lúa bị hư hại, thiệt hại về vật chất và con người không thể tính hết.8 Tuy nhiên, như đã có đề cập đến ở phần 2.1, lũ cũng là lợi thể để phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường cho ĐBSCL.9

b. Kinh tế

Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng chưa được tận dụng triệt để, cho nên có nhiều người muốn làm việc nhưng không tìm đủ việc để làm như mong muốn. Ở những

8Huỳnh Phước Lợi, “Khẩn cấp bảo vệ tính mạng người dân vùng lũ”, Sài Gòn Giải Phóang, 16-9-2004

9 Để có thêm thông tin về những tác động tích cực của lũ, xin xem Đào Công tiến (2002) và Lưu Quốc Thắng, “An Giang kiếm lợi trong mùa nước nổi”, Nhân dân, 23-11-2004.

30

vùng nông thôn, điều này thường thể hiện dưới dạng thiếu việc làm theo mùa. Theo số liệu của ĐTMSHGĐ 2002, tỷ lệ những người làm việc dưới 40 giờ trong 7 ngày qua ở nông thôn ĐBSCL là 51,26% – mức cao nhất trong 8 vùng; và số giờ làm việc trung bình của 1 người tuổi từ 15 trở lên (việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua) ở ĐBSCL chỉ là 28,27 giờ/tuần trong khi của cả nước là 32,69 giờ/tuần.

Ở ĐBSCL, tình trạng người nghèo có ít đất hoặc không có đất đang ngày càng phổ biến hơn. Người nghèo không thể sống bằng canh tác trên đất cũng có rất ít cơ hội có việc làm phi nông nghiệp. Họ buộc phải đi làm thuê để kiếm sống. Theo ĐTMSHGĐ 2002 (Biểu 14), ở ĐBSCL có đến 15% dân số từ 15 tuổi trở lên làm công, làm thuê nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong khi của cả nước chỉ là 6%. Tuy nhiên, họ thường chỉ được thuê làm những công việc đơn giản như: đào đất, cắt lúa, vận chuyển ... Nguyên nhân chủ yếu là vì trình độ học vấn của họ rất thấp và lại không có nghề trong tay. Hơn nữa, công việc làm thuê ở vùng quê nghèo lại rất có hạn, làm việc theo thời vụ. Xu hướng sử dụng máy móc cơ giới ngày càng tăng lên, diện tích đất trồng ngày càng ít đi làm cho những công việc đơn giản có thể tạo thu nhập cho người nghèo không đất ngày càng hạn chế.

Dịch bệnh ở vật nuôi, cây trồng gây ra rủi ro mất mùa cho tất cả các hộ nông dân nhưng đối với hộ nghèo thì hậu quả của nó càng nghiêm trọng hơn.

Biến động bất lợi trong giá cả những hàng hóa nông nghiệp chủ yếu đặc biệt khi nguồn thu nhập trong hộ gia đình kém đa dạng.

Sức ép của sự bình ổn giá cả là rất lớn, nhưng lớn là đối với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế và mức sống của dân cư nói chung chứ riêng với người nghèo thì ảnh hưởng của giá cả (sụt giá) không bao nhiêu. Bởi lẽ một số khá lớn

31

người nghèo sống bằng nghề làm thuê, số có ruộng đất để trồng trọt thì diện tích cũng chẳng có là bao, chăn nuôi cũng ở quy mô rất nhỏ. Ảnh hưởng lớn lao của giá nông sản xuống thấp (trong lúc giá thành thì lại tăng) mà ta thấy được trong những năm qua lên người nghèo thực chất là ảnh hưởng gián tiếp. Nhưng nếu mức sống xã hội không tăng hoặc sụt giảm thì cơ hội của người nghèo lại giảm đi. Chính vì vậy, mức tăng trưởng cao không chỉ tạo thêm nguồn vốn tích lũy và giúp người nghèo mà còn tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho người nghèo.

c. Môi trường 10

Trong khoảng 30 năm qua, phát triển sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đã dẫn đến sự suy thoái môi trường vì những lý do như sau:

ƒ Việc phá bỏ một số lượng lớn rừng tràm ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên làm suy thoái môi trường sinh thái và đa dạng sinh học vốn rất quý giá của ĐBSCL – nhiều giống cá vốn phong phú tại đây đã biến mất do sự thay đổi môi trường sống (nhóm cá đen).11 Tương tự, việc khai phá rừng ngập mặn ở vùng Đồng Bằng Duyên Hải đã và đang gây nên những thiệt hại không chỉ đối với khả năng làm việc, mức bảo đảm an toàn cho bờ biển mà còn gây nên những vấn đề bất lợi về môi trường.

ƒ Phát triển thủy sản một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu các biện pháp kỹ thuật cần thiết (ví dụ: hàng chục bè cá và ao hồ trên và ven sông Hậu, sông Tiền) không chỉ gây nên ô nhiễm môi trường đất và nước mà còn làm gia tăng

10 Những nội dung trong phần này lấy từ Bộ KH&CN (2004).

11 Trong những năm gần đây (1998 trở về sau) phần lớn diện tích tràm được khôi phục lại, tập trung ở những vùng đất phèn, trũng, bị ngập nước cao trong mùa lũ.

32

mức độ lan truyền của mặn vào sâu trong nội đồng. Ở nhiều khu vực, sự lan truyền này diễn ra không kiểm soát được.

ƒ Mở rộng diện tích trồng hai vụ lúa, nhất là vụ hè thu trên diện rộng ở vùng lũ, theo đó đã hình thành một hệ thống đê bao ngăn lũ, làm nghiêm trọng thêm lũ. Nghiêm trọng hơn là hệ thống đê bao kiên cố chống lũ triệt để để làm ba vụ trong năm đã phát triển ở nhiều khu vực ngập sâu, gây ép lũ đồng ra sông, đẩy lũ sang các vùng khác làm nghiêm trọng thêm lũ.

ƒ Xu hướng lạm dụng hóa chất (phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật các loại) trong canh tác lúa ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng, chỉ ra một số nguy cơ tiềm tàng nảy sinh không chỉ đối với môi trường mà còn đối với con người như: Ô nhiễm thuốc trừ sâu độc hại ở nguồn nước mặt và nước ngầm; suy giảm số lượng các loài động vật thủy sinh, đặc biệt là thủy sản tự nhiên do thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra; sự lưu chuyển các chất ô nhiễm từ vùng thượng nguồn đến hạ nguồn; ảnh hưởng trực tiếp của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của người trồng lúa và sức khỏe cộng đồng; tồn dư hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, nitrat ...) trong gạo.

Người dân nghèo ở ĐBSCL cho biết thu nhập từ các hoạt động đánh cá sụt giảm nhanh chóng do việc gia tăng nhanh chóng số lượng tàu đánh bắt ngoài khơi và các phương pháp đánh bắt có tính hủy diệt (sử dụng điện hoặc chất nổ để giết cá). Ở những vùng đất vườn có cơ sở hạ tầng phát triển và việc đi lại tương đối dễ dàng, thì nguồn rủi ro đối với người dân nghèo là do tài nguyên bị cạn kiệt (vì dân đông) và môi trường bị ô nhiễm. Những người nghèo lớn tuổi ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trước đây chục năm, chỉ cần thả lưới xuống sông là có cá ăn, bây giờ sông không còn cá, muốn có cá ăn phải mua”. Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch quá tải bởi các chất thải từ đồng ruộng và sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

hoạt của con người cũng tạo thêm nhiều rủi ro trong sản xuất. Ví dụ: “Những năm gần đây khó nuôi vịt vì dịch bệnh ngày càng nhiều và cũng không có đất cho vịt ở, ngay cả nước uống cho người cũng khó khăn huống chi chăn nuôi”, người dân ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết.

Suy thoái môi trường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo bởi:

ƒ Họ kiếm sống nhờ khai thác hay sử dụng các tài sản chung (không mất tiền) như môi trường do nguồn lực để mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường của người nghèo bị hạn chế.

ƒ Tâm lý dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ kiếm sống qua nhiều thế hệ làm cho người nghèo ở ĐBSCL chủ quan, thiếu chủ động trong việc khắc phục các khó khăn để thoát nghèo.

Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe…). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.

Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và còn có thể gặp rủi ro hơn nữa.

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ

CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ Ở ĐBSCL

Qua chương 2 chúng ta nhận thấy rằng các hộ gia đình nghèo và cận nghèo rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro có thể tác động đến cá nhân, hộ gia đình và cả cộng đồng. Chương này sẽ đánh giá sự thích hợp của cơ chế hiện tại trong quản lý rủi ro ở ĐBSCL. Đánh giá này bao gồm các thực tiễn được cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư làm theo để phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó với các rủi ro, và các chính sách, chương trình của Chính phủ hỗ trợ trong các quá trình này.

Phụ lục 2 tóm tắt các nguyên nhân trực tiếp chung nhất của rủi ro và các nhóm tiêu dùng phải chịu ảnh hưởng, và đưa ra một danh sách các cách tiếp cận tiềm năng (cho hộ gia đình, cộng đồng, thị trường và nhà nước ở các cấp độ khác nhau) để phòng chống, giảm nhẹ và đối phó với các rủi ro. Đây là cơ sở để thảo luận tiếp về những yêu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương và rộng hơn là giảm nghèo.

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 32 - 38)