Chính sách an sinh xã hội

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 53 - 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.7 Chính sách an sinh xã hội

Mặc dù tỷ trọng chi tiêu ngân sách Nhà nước cho các mạng lưới an sinh xã hội là tương đối cao ở một nước có thu nhập thấp như Việt Nam, nhưng nhược điểm chính của hệ thống này là đa số đối tượng thụ hưởng lại không phải là người nghèo. Lý do là một phần lớn trong tổng kinh phí an sinh xã hội là dành cho Bảo hiểm xã hội và Trợ cấp đặc biệt cho những công nhân viên chức Nhà nước trước

50

đây và các cựu chiến binh. Hệ thống bảo trợ chính thức duy nhất cho người nghèo bao gồm Quỹ cứu trợ giáp hạt và thiên tai, và ở một mức độ ít hơn, Quỹ cứu trợ thường xuyên, nhưng lại nhận được được ít kinh phí từ Trung ương hơn. Ngoài yếu kém trong việc xác định đối tượng và phạm vi hỗ trợ cho người nghèo còn hạn hẹp, lượng kinh phí trợ cấp của hai quỹ này đến được những người nghèo chỉ ở mức độ rất khiêm tốn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương. Đồng thời không có một cơ chế an sinh xã hội nào giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề rủi ro cộng đồng. Mặc dù các trợ cấp khẩn thiết để giảm thiểu tác động của lũ lụt đối với con người là khá hiệu quả,21 những hoạt động này vẫn có thể được hoàn thiện. Để tăng cường việc trợ giúp cho việc phục hồi sau thiên tai, một Quỹ phục hồi sau thiên tai cần được thiết lập. Các tỉnh bị thiên tai có thể dễ dàng tiếp cận một quỹ như thế, và sẽ cho phép người dân xử lý tốt hơn những rủi ro liên quan đến những cú sốc từ bên ngoài và cộng đồng. Ngoài ra, có một số vấn đề cần phải lưu ý như: cứu trợ không được phân phối công bằng do có ít sự điều phối giữa các hoạt động cứu trợ; cứu trợ chậm và mức hỗ trợ quá ít; tạo cho một số người dân tâm lý ỷ lại và trông chờ.

21 Nhà nước thường cứu trợ khẩn cấp cho những gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt bao gồm lương thực, nước sạch, chỗ ở tạm thời, chăn màn, quần áo và các loại thuốc y tế cơ bản. Những hỗ trợ khác là chi phí tổ chức các điểm giữ trẻ trong mùa lũ để cha mẹ có thể an tâm đi kiếm sống; cung cấp phương tiện và công cụ kiếm sống trong mùa lũ (ví dụ: xuồng và lưới đánh cá). Ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ các hoạt động tái thiết như sửa chữa hay xây dựng lại nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống và đê kè; hỗ trợ điều kiện sản xuất như cung cấp các yếu tố đầu vào nông nghiệp (giống, phân bón…)

CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO NGƯỜI

NGHÈO Ở ĐBSCL

Các giải pháp đưa ra ở chương này cần phải được chia sẻ giữa 3 nhóm chủ chốt: chính phủ, cộng đồng và bản thân những người nghèo. Người nghèo phải có ý chí tự vươn lên bằng năng lực của mình với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Một phần của tài liệu 394 Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 53 - 55)