Đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu 499 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty Cao su Đồng Nai đến năm 2015 (Trang 73 - 76)

V phân phi li nhun:

Theo Nghị định 199/2004NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/12/2004 ban hành quy chế quản lý tài chính của Cơng ty Nhà nước, căn cứ điều 27, mục 4 “Phân phối lợi nhuận”, điểm đ quy định: Lợi nhuận thực hiện sau khi phân phối theo quy định được trích lập phân phối các quỹ theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp tự huy động bình quân trong năm, trong đĩ vốn tự huy động là vốn do doanh nghiệp vay các tổ chức và cá nhân bên ngồi, tự chịu trách nhiệm trả gốc và lãi.

Quy định này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước sử dụng cơng cụ địn bẩy tài chính, sử dụng cĩ hiệu quả vốn nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế

quy định này khơng khuyến khích đối với các doanh nghiệp nhà nước đang cĩ mức tích luỹ vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh cao. Do mức tích luỹ cao, khơng thiếu vốn nên doanh nghiệp khơng cĩ nhu cầu vay vốn, và khơng được phân phối các quỹ tập thể cho người lao động. Đây là một điểm bất hợp lý gây khĩ khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, mà đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, thiếu các điều kiện phúc lợi xã hội.

Cơng ty cao su Đồng Nai là một điển hình trong trường hợp này. Vốn kinh doanh của Cơng ty chủ yếu từ: vốn ngân sách hình thành từ tài sản tiếp thu của Tư bản Pháp, vốn được cấp trong thời kỳ bao cấp và vốn tự bổ sung hình thành từ tích lũy của Cơng ty trong quá trình phát triển. Do hoạt động kinh doanh tốt trong các năm gần đây, nguồn vốn của Cơng ty tích luỹ đủ trang trải cho nhu cầu hoạt động và phát triển, nhu cầu huy động từ vốn vay là khơng đáng kể. Do vậy nếu thực hiện việc phân phối trên thì Cơng ty khơng cĩ điều kiện trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi. Với đặc điểm là đơn vị trong ngành nơng nghiệp, địa bàn của Cơng ty chủ yếu là khu vực nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, những nơi mà hiện nay phúc lợi xã hội cịn nhiều khĩ khăn. Do đĩ, xin kiến nghị cần cĩ chế độ

phân phối các Qũy khen thưởng phúc lợi hợp lý, nhằm tạo điều kiện phục vụ đời sống và phúc lợi cho người lao động và địa phương.

V ưu đãi đầu tư:

Trong danh mục A ban hành kèm theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ban hàng ngày 08/07/1999 về “Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong

nước” các ngành nghề: trồng cây cơng nghiệp trên đất khai hoang, đồi núi trọc; phát triển cơ sở hạ tầng vận tải cơng cộng; chế biến nơng lâm sản; di chuyển cơ

sở sản xuất ra khỏi khu đơ thị; đa dạng hố ngành nghề sản phẩm, thuộc danh mục được ưu đãi đầu tư. Các ưu đãi bao gồm miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, áp dụng cho cả đầu tư mới lẫn mở rộng sản xuất. Đối với việc mở rộng sản xuất, di chuyển cơ sở sản xuất, cơ sở để được tính miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là phải xác định được phần thu nhập tăng thêm của hoạt động này.

Hoạt động của sản xuất kinh doanh cao su cĩ đặc điểm là bao gồm nhiều cơng đoạn: sản phẩm từ vườn cây phải qua giai đoạn chế biến mới được đưa đi tiêu thụ. Hoạt động của từng cơng đoạn diễn ra ở nhiều nơng trường, nhà máy khác nhau, giá trị của sản phẩm cuối cùng là giá trị tổng hợp của nhiều cơng

đoạn, nhiều địa điểm sản xuất. Giá bán sản phẩm khơng thể tính riêng cho một cơng đoạn nào. Do vậy, quy trình kế tốn chỉ cĩ thể tính tốn lợi nhuận trên sản phẩm cuối cùng, khơng thể tính tốn cụ thể phần thu nhập tại từng nơng trường hoặc nhà máy. Trong trường hợp này việc mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy chế biến mới, di chuyển nhà máy ra khỏi khu dân cư sẽ khơng xác định được thu nhập riêng của phần phát sinh này, và như thế khơng cĩ cơ sở để hưởng các quyền lợi trong ưu đãi đầu tư. Đây là một khĩ khăn phát sinh từ đặc thù của ngành cao su, đề nghị Chính phủ cĩ chính sách phù hợp để dễ dàng vận dụng trong trường hợp này.

V phát trin din tích cao su:

Theo quy định hiện nay cây cao su khơng được xem là cây rừng, điều này sẽ làm chậm việc phát triển diện tích cao su, nhất là trên các vùng đất xấu, hoang hố, đồi trọc. Tại Hội thảo “Cây cao su với phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên và Việt Nam” theo ý kiến Ơng Vũ Ngọc Sinh, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, phân tích : “…cây cao su cĩ đủ điều kiện để trở thành cây lâm nghiệp, vì nĩ cĩ tán che phủ như rừng, cĩ chu kỳ lâu năm và cĩ lượng gỗ lớn…”. Điều này hồn tồn phù hợp với quan điểm mới về hiệu quả kinh tế của cây cao su: khơng chỉ cung cấp nguyên liệu mủ cao su, mà cịn là nguồn cung cấp trữ lượng gỗ lớn, cĩ thể sử dụng trong sản xuất các sản phẩm mộc cĩ giá trị cao.

Việc khơng cơng nhận cây cao su là loại cây lâm nghiệp sẽ tạo ra những cản trở trong việc phát triển diện tích trồng ở Việt Nam như sau:

+ Khĩ tiếp cận với các nguồn vốn vay cĩ chi phí sử dụng vốn thấp từ các tổ

+ Khĩ phát triển diện tích cao su tại các vùng quy hoạch rừng của Chính phủ (theo quy định chỉ được trồng cao su tại các vùng rừng nghèo kiệt, cĩ trữ

lượng dưới 70m3 gỗ/ha rừng).

Việc trồng cây cao su theo đúng chuẩn mực yêu cầu trước hết phải cĩ vùng sinh thái phù hợp, về thổ nhưỡng và khí hậu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay diện tích đất đáp ứng hồn tồn các điều kiện này khơng cịn, khơng những vậy, diện tích trồng cao su truyền thống đang bị nguy cơ giảm dần do các mục đích quy hoạch phát triển khác. Việc phát triển diện tích cao su ngồi các vùng truyền thống cịn đem lại hiệu quả về xã hội, an ninh, quốc phịng và mơi trường. Đây là một yêu cầu cần thiết cho phát triển địa phương, vùng và quốc gia.

Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả kinh tế khi phát triển diện tích cao su trên vùng đất xấu, cần xác định suất đầu tư phù hợp, phải thấp hơn suất đầu tư tại các vùng truyền thống. Với việc đưa cây cao su vào danh mục cây rừng, loại cây này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi hiện nay, qua đĩ tạo điều kiện giảm định suất đầu tư, thực hiện quy trình khai thác rẽ hơn, nhắm đến khai thác tổng hợp từ

vườn cây cao su.

V xác định giá trđất đối vi vườn cây cao su:

Trong giá trị doanh nghiệp Nhà nước giao cho các cơng ty cao su hiện nay khơng xác định giá trị đất. Việc xác định giá trị đất trồng cao su hiện nay do các

địa phương quy định trên cơ sở khung giá của Chính phủ và khảo sát tại địa phương. Diện tích cao su của Cơng ty cao su Đồng Nai hiện nay đang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bà Rịa-Vũng Tàu, việc xác định chính xác giá trị đất trồng cao su tại các địa điểm khác nhau là một vấn đề khĩ khăn. Do đĩ cần cĩ quy định phù hợp để phản ánh đúng giá trị tài sản và các lợi thế mà Cơng ty đang cĩ.

V vic thu hi đất trng cao su để chuyn sang mc đích s dng khác:

Theo quy hoạch của Tỉnh Đồng Nai, từ nay đến năm 2015, diện tích đất trồng cao su của Cơng ty cao su Đồng Nai sẽ giảm trên 6.000 ha cho các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty và việc làm của người lao động. Do vậy, khi thu hồi đất cao su sử dụng cho mục đích khác (ngoại trừ phụ vụ cho nhu cầu phúc lợi xã hội) phải thực hiện bồi thường theo đúng giá trị đất, tránh việc chuyển lợi thế kinh doanh từ Cơng ty sang doanh nghiệp khác. Đối với các dự án trong vùng quy hoạch, nếu Cơng ty cao su Đồng Nai cĩ đủ vốn và khả năng quan lý thì giao cho Cơng ty đầu tư kinh doanh, nhằm hạn chế những khĩ khăn do diện tích giảm,

đồng thời giải quyết việc làm cho cơng nhân cao su bị mất việc trên vườn cây của mình.

V chính sách đối vi đầu tư trng cao su nước ngồi:

Trong điều kiện diện tích vườn cây cao su sẽ giảm, thì một trong những giải pháp hỗ trợ khả thi là phát triển trồng cây cao su ra nước ngồi: Camphuchia và Lào, đây là những quốc gia cĩ đường biên giới sát Việt Nam, đất rộng, người thưa phù hợp cho việc phát triển cây cao su. Để tạo điều kiện thực hiện giải pháp này, đề nghị Chính phủ quan tâm và cĩ các chính sách ưu đãi về vốn vay, lao

động, thủ tục hành chính, về chuyển vốn ra nước ngồi, về quan hệ với chính quyền nước sở tại,… để hỗ trợ cho quá trình đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu 499 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty Cao su Đồng Nai đến năm 2015 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)