Về dịch vụ vận chuyển

Một phần của tài liệu 343 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 92 - 93)

I- Khả năng phát triển dịch vụ hậu cần thế giớ

a/ Về dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển là ngành sản xuất vật chất đặc biệt đ−ợc tiến hành nhằm đ−a sản phẩm, hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm phục vụ yêu cầu của ng−ời tiêu dùng.

Là ngành dịch vụ chủ yếu trong dịch vụ hậu cần, khối l−ợng hàng hoá vận chuyển và giá trị của dịch vụ vận tải phụ thuộc vào khối l−ợng và giá trị

hàng hoá chuyên chở phục vụ tiêu thụ trong nội bộ các quốc gia và trên phạm vị toàn cầu.

Để thực hiện việc vận chuyển l−ợng hàng hoá có giá trị 11,2 ngàn tỷ USD vào năm 2010, các hãng vận tải biển đã tăng c−ờng sử dụng container.

Theo số liệu dự báo của The Ocean Shipping Consultant, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, sản l−ợng container thông qua toàn cầu dự kiến sẽ đạt 300 - 350 triệu TEU vào năm 2005 và khoảng 410 - 530 TEU vào năm 2010 (Tốc độ tăng tr−ởng hàng năm đạt khoảng 9%) và các cảng container trên thế giới sẽ phát triển với tốc độ nhanh.

Kết quả nghiên cứu mới đây về vận tải biển thế giới do Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tiến hành đã kết luận rằng: Trong thời gian từ nay đến năm 2010, vùng châu á - Thái Bình D−ơng sẽ là khu vực vận chuyển nhiều container nhất, chiếm 43,7% l−ợng hàng hoá chuyên chở bằng container toàn cầu.

Một điểm nổi bật khác của ngành dịch vụ vận chuyển thế giới là xu thế sử dụng các tàu cực lớn. Trong tập kỷ tr−ớc đây, các tàu lớn nhất thế giới chỉ có sức chở 3.000 - 4.000 TEU thì đến năm 2001 đã xuất hiện loại tàu có sức chở 6.600 TEU, chuyên vận tải hàng hoá từ châu á sang châu âu và ng−ợc lại. Cho đến nay, tàu Hamburg Express có trọng tải 7.500 TEU của hãng Hapag - Lloyd đ−ợc coi là tàu biển lớn nhất thế giới. Trong thời gian tới đây, tập đoàn Maersk sẽ đặt đóng loại tàu biển có trọng tải 15.000 TEU. Cùng với sự phát triển về ph−ơng tiện và ph−ơng thức vận tải, các công ty vận tải khổng lồ cũng đã xuất hiện với năng lực và phạm vi hoạt động rất lớn.

Nh− vậy, đến năm 2010, hàng hoá l−u chuyển trên thị tr−ờng toàn cầu sẽ có khối l−ợng rất lớn. Điều này đòi hỏi ngành vận tải nói chung và ngành vận tải biển nói riêng phải không ngừng đổi mới cả về ph−ơng tiện lẫn cách thức vận chuyển nhằm phục vụ tốt cho việc l−u chuyển hàng hoá trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu 343 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)