Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần của Trung Quốc

Một phần của tài liệu 343 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 57 - 60)

I- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần Của Một Số N−ớc trên thế giớ

3- Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần của Trung Quốc

a/ Chính sách của Nhà nớc Trung Quốc về phát triển dịch vụ hậu cần

Tr−ớc kia, các nhà sản xuất quốc doanh Trung Quốc có khuynh h−ớng tự vận chuyển hàng hóa nên dịch vụ hậu cần của n−ớc này rất yếu kém. Để đ−a đ−ợc hàng hóa của mình ra thị tr−ờng, đặc biệt là thị tr−ờng n−ớc ngoài, ng−ời sản xuất luôn phải đối mặt với vấn đề vận chuyển - một vấn đề khó khăn, đắt tiền và mất nhiều thời gian.

Tình trạng tàu thuyền và đ−ờng xe lửa vận chuyển chậm và không linh hoạt, không có các hệ thống đ−ờng ray phụ kết nối với các nhà máy, vận chuyển bằng đ−ờng hàng không không cung cấp đủ các tuyến, th−ờng phải bay đ−ờng vòng và một số chuyến bay không th−ờng xuyên, các đơn vị vận chuyển ít khi cung cấp những dịch vụ hỗ trợ nh− nhận và giao hàng đã làm ảnh h−ởng đến hiệu quả hoạt động l−u thông trong n−ớc và xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Đối với dịch vụ chuyển hàng nhanh, chỉ một công ty là China Post chiếm cả thị tr−ờng nội địa Trung Quốc là quá tải, các công phát chuyển nhanh quốc tế nh− FedEx và TNT chỉ thực hiện chuyển hàng quốc tế.

Ngày nay, dịch vụ vận chuyển đã phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ việc Chính phủ đã tạo ra nhiều cơ hội để các công ty trong và ngoài n−ớc tham gia cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần. Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các công ty trong n−ớc phát triển dịch vụ hậu cần và khuyến khích các đơn vị vận chuyển hiện đại hóa ph−ơng tiện vận chuyển của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết mở cửa dịch vụ hậu cần đối với các nhà cung cấp dịch vụ n−ớc ngoài.

Với chính sách mở cửa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và có năng lực cạnh tranh cao. Các công ty trong n−ớc và quốc tế đang sẵn sàng nắm bắt các cơ hội phục vụ việc l−u chuyển hàng hoá trong và ngoài thị tr−ờng Trung Quốc. Các công ty lớn của Nhà n−ớc, dựa trên tài sản to lớn và mối quan hệ rộng rãi với các nhà sản xuất trong n−ớc sẽ tìm kiếm đối tác với các công ty lớn n−ớc ngoài để cung cấp các dịch vụ hậu cần giá trị gia tăng. Các công ty t− nhân nhỏ hơn, với −u thế linh hoạt, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và có hệ thống hỗ trợ kỹ thuật tốt cũng là

những mục tiêu đầu tiên để các đối tác n−ớc ngoài h−ớng tới nhằm thâm nhập một cách nhanh chóng thị tr−ờng các dịch vụ hậu cần của Trung Quốc.

Ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ vận chuyển, Chính phủ Trung Quốc cũng có các chính sách phát triển các lĩnh vực dịch vụ hậu cần khác nh−:

+ Chính phủ xây dựng những trung tâm công nghệ phục vụ các xí nghiệp h−ơng trấn, đầu t− vốn vào đào tạo trình độ áp dụng công nghệ mới và h−ớng dẫn các chủ doanh nghiệp quản lý có hiệu quả.

+ Chính phủ cho phép các công ty, doanh nghiệp n−ớc ngoài cung cấp dịch vụ Logistics phục vụ tiêu thụ hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc và tiêu thụ hàng hoá ngay trên thị tr−ờng Trung Quốc.

Kết quả là, những năm vừa qua là những năm thành công của các công ty cung cấp dịch vụ logistics của Trung Quốc. Ngoài việc tăng tr−ởng nội sinh, trong năm 2004 chúng ta chứng kiến các công ty logistics của Trung Quốc phát triển rất mạnh thông qua hàng loạt vụ sáp nhập các công ty lớn nhỏ để mở rộng loại hình dịch vụ và phạm vi hoạt động. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất thế giới ngày càng mở rộng hoạt động và tiếp tục phát triển kinh doanh trên thị tr−ờng n−ớc này.

Năm 2004 là năm khá thành công của các công ty logistics tại Trung Quốc. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sản xuất và bán lẻ lớn đều đang tăng c−ờng mở rộng hoạt động tại Trung Quốc và nơi đây đã trở thành đích đầu t− lý t−ởng cho các công ty logistics lớn trên thế giới.

Trong khi toàn bộ vành đai Thái Bình D−ơng đều đang có mức tăng tr−ởng kinh tế mạnh mẽ thì các công ty logistics hàng đầu thế giới đã rất đúng đắn khi tập trung tiềm lực vào thị tr−ờng Trung Quốc. Lợi ích tr−ớc mắt mà các công ty này h−ớng tới trong vòng ít nhất 5 năm tới đây là các dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu tăng nhanh từ Trung Quốc sang thị tr−ờng Bắc Mỹ và Châu Âu nh−ng lợi ích lâu dài là ở chỗ các công ty này sẽ có cơ hội cung cấp dịch vụ cho chính nền kinh tế trong n−ớc của Trung Quốc.

Nhờ có những áp lực về các thỏa thuận gia nhập WTO, Trung Quốc đang dần dần nới lỏng các luật lệ liên quan đến việc cho phép nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia trực tiếp vào lĩnh vực logistics ở n−ớc này.

Nhiều thập niên qua, các công ty logistics n−ớc ngoài đã phải hoạt động d−ới hình thức liên doanh với các công ty nội địa nh− là mô hình công ty SinoTrans. Trong nhiều khu th−ơng mại tự do xung quanh các cảng lớn và xung quanh các khu công nghiệp, các công ty logistics đã bắt đầu hoạt động với th−ơng hiệu và d−ới quyền sở hữu của chính họ. Một số công ty logistics vẫn muốn hoạt động d−ới hình thức liên doanh với các đối tác nội địa nh−ng ngày càng nhiều công ty logistics có năng lực cạnh tranh muốn hoạt động độc lập, với t− cách của chính họ. Các công ty logistics hiện có khả năng hoạt động độc lập hoàn toàn hoặc ở một mức độ nào đó trên thị tr−ờng Trung Quốc là: UPS (Supply Chain Solutions), Exel, Kuehne + Nagel, DHL, FedEx, Nippon Express và Kintetsu World Express (KWE)...

Penske Logistics vừa mở rộng thêm hoạt động tại Th−ợng Hải và công ty này đang tự khảng định vị trí là công ty logistics hàng đầu tại Trung Quốc. Cổ đông chính của Penske là GE - một trong những công ty Mỹ lớn nhất ở Trung Quốc đã đạt đ−ợc sự chấp nhận hoạt động d−ới hình thức 100% vốn n−ớc ngoài trên hầu hết lãnh thổ Trung Quốc. Và chắc chắn GE sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Penske phát triển tại Trung Quốc.

Ban đầu, đa phần các công ty logistics đ−a các nhà quản lý n−ớc ngoài sang Trung Quốc để điều hành hoạt động, nh−ng xu h−ớng hiện nay là sử dụng các nhà quản lý là ng−ời địa ph−ơng. Hàng ngàn ng−ời Trung Quốc đ−ợc đào tạo từ ph−ơng Tây quay trở về làm việc tại quê nhà. Chỉ tính riêng Hồng Kông đã có 10.000 ng−ời tốt nghiệp tại Đại Học Toronto về làm việc tại đây. Những ng−ời này đ−ợc đào tạo bài bản và am hiểu cả hai nền văn hóa sẽ rất phù hợp với việc tham gia quản lý các công ty n−ớc ngoài tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cung vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc cầu và những ứng viên có triển vọng sẽ đ−ợc tuyển dụng và đ−ợc đào tạo về logistics thông qua công việc.

Trong khi Trung Quốc và Hồng kông vẫn đang đứng đầu trong sự lựa chọn phát triển thì phần lớn các công ty logistics vẫn đang thiết lập cơ sở vững chắc tại ấn Độ và một số ở Indonesia, Malyasia, Việt Nam và Philipines. Phần lớn các công ty logistics đã có hoạt động lâu dài ở Nam Triều Tiên, Thái Lan, Đài Loan; và nhất là khi các nền kinh tế này có sự tăng tr−ởng trở lại thì cũng sẽ có nhiều hoạt động mở rộng hơn của các công ty logistics tại đây. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là −u tiên số một.

Một phần của tài liệu 343 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho Việt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)