Nguồn: Vụ Tài chính Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

III. Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam.

22 Nguồn: Vụ Tài chính Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

động cho các doanh nghiệp FDI về pháp luật đầu tư cũng như những sửa đổi bổ sung trong các văn bản pháp luật.

Các Website diễn đàn của các doanh nghiệp FDI cũng được cấp phép hoạt động để các nhà đầu tư có thể nói lên những quan điểm cũng như những bức xúc của mình về các điều kiện pháp lý cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam như diễn đàn các doanh nghiệp có vốn FDI, diễn đàn doanh nghiêp,... Nhà Nước tổ chức các cuộc gặp và các buổi nói chuyện tiếp xúc trự tiếp với các doanh nghiệp để lắng nghe những phản ánh của họ. Tuy nhiên, hiệu quả của những cuộc gặp này không cao, nhà đầu tư cứ nói còn lắng nghe và đổi mới như thế nào lại là ở cơ quan Nhà Nước, đôi khi chỉ là hình thức để làm dịu những bức xúc của Nhà đầu tư.

Đầu tư cho kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về cả chất và lượng. Chất lượng kết cấu của Việt Nam ở dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực.

Theo đều tra của Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) của tiến hành cho thấy rằng có hơn 2/3 số doanh nghiệp có vốn FDI phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá. Chi phí vận tải cao nhưng hệ thống vận tải lại rất nghèo nàn, điều này gây trở ngại lớn cho các Nhà đầu tư.

Đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào Ngân sách Nhà Nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Trong tổng vốn ODA thu hút được năm 2005 23 là 3,44 tỷ USD thì tỷ trọng dành cho giao thông vận tải là cao nhất với 22,42%, năng lượng điện là 18,57%. Tiếp theo là y tế xã hội, giao dục và đào tạo, khoa hoc công nghệ và môi trường là 10,73 %; phát triển nông nghiệp nông thôn là 14,37 %; cấp thoát nước 9,98% và 23,93 % cho các

lĩnh vực khác. Có thể thấy Nhà Nước đa tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở nhưng lại chưa thực sự hiệu quả, điều này có thể xuất phát từ việc quản lý ngân sách không hiệu quả của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gây nên những hạn chế trong cơ sở hạ tầng, từ đó tạo nên những rủi ro cho các nhà đầu tư.

Các hoạt động khác: Giải quyết vấn đề lạm phát cũng là giải quyết vấn đề sử dụng đồng vốn FDI sao cho hiệu quả nhất. Có thông tin cho rằng các doanh nghiệp Nhà Nước chiếm hơn 70% vốn vay tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, sau đó rút ra khoảng hơn 30% số vốn vay vào các doanh nghiệp không lành nghề, không những không mang lại hiệu quả mà còn khó thu hồi vốn đầu tư. Việc sử dụng nguồn vốn Nhà Nước trở nên khó kiểm soát gây tác động tăng lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Thi trường Việt Nam cũng là một vấn đề với nhà đầu tư. Mặc dù Nhà Nước đã có những hoạt động khuyến khích phát triển đồng đề các thị trường và cạnh tranh, đặc biệt từ khi gia nhập WTO nhưng trên thực tế các thi trường Việt Nam lại có nhiều vấn đề trong hoạt động, phát triển không đồng bộ đòi hỏi cần có sự quản lý ohù hợ hơn từ phía Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)