Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 49)

II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

3. Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư.

Khi tham gia vào điều tra đánh giá môi trường đầu tư ở Việt Nam của 234 doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã có những đánh giá về môi trường đầu tư ở Việt Nam, trong đó nêu ra những hạn chế gây ra những rủi ro trong các dự án FDI.

Về pháp lý, mặc dù Việt Nam đã nỗ lực cải thiện hệ thống pháp lý tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Theo ông Frederick Burke 17Giám đốc điều hành công ty Luật Baker & Mc Kenzie thì sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc cấp phép trở nên khó khăn hơn, có quá nhiều luật mới được ban hành. Có khoảng 120 văn bản Luật khác nhau có các quy định về hoạt động của nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa công bằng cho mọi đối tượng: chỉ có 40% doanh nghiệp cho rằng có sự bình đẳng hơn giữa danh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, điều này gây cản trở cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài,

Về thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy quản lý Nhà Nước về FDI, sự khắc khe của giới chức trách địa phương cũng là một cản trở đối với hoạt động của các dự án FDI ở Việt Nam. Như một ví dụ được các nhà đầu tư đưa ra, một công ty Mỹ về giáo dục muốn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng sau khi chuyển hồ sơ qua 12 cơ quan Nhà nước địa phương mới chuyển đến Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng vẫn chưa được chấp nhận sau hơn một năm chờ đợi. Điều này cho thấy các thủ tục ở Việt Nam vẫn còn quá phức tạp, nhiều cửa gây cản trở về mặt thời gian cho các dự án FDI. Ngoài ra, nạn quan liêu phân biệt đối xử khi cấp phép cho các dự án cũng là một vấn đề làm các nhà đầu tư bức xúc.

Về lực lượng lao động hoạt động trong các dự án FDI. Giá nhân công rẻ không còn là điều kiện hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo điều tra18 , có khoảng 10% số các doanh nghiệp không mở rộng kinh doanh do vấn đề nhân lực, chỉ có 16% vẫn coi nhân công rẻ là điểm hấp dẫn trong môi trường đầu tư Việt Nam. Chủ tịch phòng Thương mại Châu Âu( Eurocham) nhận xét đây là khó khăn lớn nhất mà thành viên Eurocham luôn phải đương đầu. Khi thiếu sự thu hút nhân lực trình độ cao, việc áp đặt các chi phí lênngười sử dụng lao động như mức 1% quỹ lương vào quỹ công đoàn tạo nên gánh nặng bổ sung cho các nhà đầu tư, đem lại hiệu quả xấu đến sự tăng trưởng. trên thực tế, chỉ có khoảng 30% lao động Việt Nam được đào tạo nghề, trình độ lao động yếu kém là rào cản cho các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn mới, khi mà nhu cầu lao động tăng 100% thì cung chỉ đáp ứng 60%, điều này càng chính xác khi cần lao động kỹ thuật chuyên nghiệp, có năng lực quản lý. Có thể thấy những yếu kém này bắt nguồn từ hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Về một số vấn đề khác:Sự hạn chế về kết cấu hạ tầng là câu chuyên muôn thuở gây nên những khó khăn cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án. Bên cạnh đó, lạm phát và tỷ giá VND/USD xuống thấp, ngân hàng hạn chế mua USD... đang trở thành bài toán khó giải cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo đánh giá thì mức lạm phát quá cao làm tăng chi phí của các doanh nghiệp FDI lên 20% 19. Giá đất tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm các dự án FDI vào Việt Nam. Khi Ngân hàng Trung ương có quy định mới về việc không được thế chấop bất động sản để

18http://www.beta.baomoi.com, theo VNEconomy, cập nhật thứ hai, ngày 06/12/2007

vay vốn thì hàng loạt các dự án đầu tư bị dừng lại, trong đó có các dự án FDI, gây thiệt hại lớn cho hoạt động dự án.

Có thể thấy bên cạnh việc các nhà đầu tư đang lạc quan về những thay đổi trong chính sách cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam thì cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vẫn còn rất nhiều bất cập gây cản trở cho các dự án FDI ở Việt Nam về cả mặt thời gian và chi phí, gây rủi ro cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Câu hỏi đặt ra là Nhà Nước đã làm gì để hạn chế những rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w