Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

III. Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam.

2. Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư.

các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư.

Các chính sách ưu đãi đầu tư: Ưu đãi đầu tư (ƯĐĐT) gồm những công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Thường sẽ là những chính sách ưu đãi về thuế và trợ cấp đầu tư, tín dụng,...

Theo pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà Nước ta có một số chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư phục vụ cho một số mục tiêu quan trọng như: trồng rừng, giống cây và con, tạo vùng nguyên liệu; chế biến nông sản, lâm sản, hải sản; đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa,...

nhận ưu đãi 21 như: với các dự án BOT, dự án đầu tư miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và một số các danh mục đầu tư khác được ưu đãi không phải nộp tiền thuê đất hoặc chỉ phải nộp một cách tượng trưng. Nhà Nước còn thực hiện hỗ trợ đầu tư cho các dự án chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra còn có các ưu đãi cho các ngành sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin,... nhằm sử dụng nhiều hơn lao động trong các dự án FDI.

Nhà nước thực hiện các hình thức ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế nhập khẩu, về sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước. Việc áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 24 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của thủ tướng chính phủ 22. Sắp yới đây, các nhà đầu tư nước ngoài còn có quyền mua đất ở Việt Nam, điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện dự án của các nhà đầu tư cũng như việc vay vốn ngân hàng, tuy nhiên cũng mang lại khó khăn cho nhà quản lý làm sao để hoạt động này hoạt động thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống ƯĐĐT còn phức tạp, tính hiệu quả của hệ thống còn thấp, chi phí cho ƯĐĐT bằng thuế hàng năm thấp, chỉ khoảng 0,7% GDP; quản lý hành chính về ƯĐĐT còn những hạn chế mang tính chủ quan. Để hệ thống ƯĐĐT hoạt động hiệu quả đòi hỏi cần rõ ràng, minh bạch, có tính chọn lục, đơn giản và bình đẳng.

Hệ thống thông tin và quan hệ doanh nghiệp: Nhà nước có thông tin về môi trường đầu tư và các hoạt động khác trong các hoạt động xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên đấy chỉ là bước khởi đầu. Nhà Nước đã có những thông tư hướng dẫn hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)