Thực trạng cấp phép các dự án FDI ở Việt Nam và các nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 46)

II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

2. Thực trạng cấp phép các dự án FDI ở Việt Nam và các nguyên nhân.

2.1. Thực tiễn các dự án FDI được cấp phép ở Việt Nam

Sau năm 1986, khi bối cảnh kinh tế chính trị của Việt Nam có rất nhiều những biến động và chịu sự quấy phá của rất nhiều lực lượng thù địch bên cạnh tình hình thế giới diến ra vô cùng phức tạp với những tổn thất sau chiến tranh và sự phục hồi chậm của nền kinh tế, các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam á bắt đầu thực hiện những chính sách cải cách kinh tế để có thể tiến kịp với nền kinh tế thế giới.

Việt Nam lúc đó là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp. Tình trạng kinh tế trì trệ do nhiều năm thực hiện chính sách bao cấp không phù hợp, nền sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Với tỷ lệ siêu lạm phát hơn 700% năm 1986 kết hợp với việc trì trệ trong cơ sở kỹ thuật, không có sự giao lưu học hỏi với những nước phát triển trên thế giới đã đẩy nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Trước tình hình này, chính sách mở cửa nền kinh tế đã được đưa ra một cách kịp thời nhàm giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các hoạt động của nên kinh tế trong nước. Năm 1987, Bộ luật Đầu tư nước ngoài được hoàn thiện tư

Điều lệ Đầu tư mở ra một thời kì mới góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước.

Trong giai đoạn 1988-2007, có 9500 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 98 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động có các dự án hết thời hạn hoặc bị giải thể nên đến hết 31/12/2007, có 8590 dự án FDI ở Việt Nam với 83,1 tỷ USD tổng vốn đăng ký.

Số dự án được cấp phép hoạt động thay đổi theo từng thời kỳ. Với thời gian đầu mở cửa, chỉ có khoảng 214 dụ án vào 1988-1990 nhưng sau đó, con số này đã gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt trong những năm 1991-1996, đã có đến 1781 dự án được cấp phép với 28,3 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp đến là thời kỳ suy giảm và phục hồi chậm, thường là số vốn đầu tư trong năm trước thấp hơn năm sau như năm 2002 chỉ băng 91,6% so với năm 2001.

Nhưng mấy năm trở lại đây đã có sự gia tăng trở lại của các dự án FDI. Năm 2004 là 4,5 tỷ USD, tăng 50,8% vào năm 2005, tăng 75,4 % vào năm 2006 và đạt kỷ lục là năm 2007 có tổng vốn đầu tư 20,3 tỷ USD tăng 69% so với năm trước.

2.2. Hoạt động của các dự án bị giải thể và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn. hạn.

Theo thống kê trên đây về số dự án được cấp phép và các dự án còn hoạt động đến thời điểm này thì có khoảng 1,359 bị giải thể trước thời hạn với 15,5 tỷ USD. Chỉ có khoảng 38 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký khoảng 658 triệu USD và chủ yếu trong các ngành như trục vớt tàu, khai thác dầu, nuôi trồng thuỷ sản.

Trong số các dự án bị giải thể trước thời hạn, có 55% thuộc ngành dịch vụ và 42,3% thuộc ngành công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ các dự án về dịch vụ chưa có sự thích nghi phù hợp với môi trường kinh tế ở Việt Nam.

Theo hình thức đầu tư thì các dự án FDI bị giải thể nhiều nhất trong hình thức liên doanh với 56% số dự án và 67,2% tổng vốn đăng ký giải thể. Tiếp đến là 13% các dự án 100% vốn nước ngoài và 10% trong hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh bị giải thể.

Giai đoạn Số dự án rút GP % số dự án Số VĐT rút GP ( triệu USD ) %TVĐT 1988-1992 92 7% 719 5% 1993-1997 255 19% 2149 14% 1998-2002 608 45% 4816 31% 2003-2007 404 30% 7816 50% Tổng 1359 15500

Số sự án giải thể, rút giấy phép trước thời hạn từ năm 1988-2007

Trong giai đoạn 1988-2007, số dự án bị giải thể nhiều nhất vào giai đoạn 1988-2002 với 608 dự án rút giấy giấy phép, chiếm 45% tổng số dự án

Tỷ trọng hình thức đầu tư của số các dự án bị giải thể trước thời hạn

và 31% tổng số vốn rút giấy phép. Năm năm trở lại đây, có 404 dự án bị rút giấy phép và 7,816 triệu vốn đầu tư rút giấy phép, chiếm 50% tổng vốn bị rút.

2.3. Nguyên nhân cơ bản.

Việc các dự án bị giải thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể tóm lại bằng những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, có những dự án hết thời hạn đăng ký ghi trong các giấy phép đầu tư. Trong giai đoạn 1988-2002, có 33 dự án và hơn 624 triệu USD số vốn các dự án hết hạn đăng ký.

Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân các đối tác tham gia đầu tư không tính hết được những khó khăn mà các dự án có thể gặp phải khi đưa vào hoạt động ở Việt Nam.

Có thể nguyên nhân là do môi trường đầu tư có quá nhiều biến động bất ngờ hoặc có những thay đổi về chính sách gây cản trở cho việc tiếp tục của các dự án. Ví dụ như việc thay đổi chính sách tín dụng ngân hàng làm các dự án bị đình lại do không thể dùng bất động sản để vay thêm vốn từ ngân hàng. Thứ hai, các dự án FDI không tuân thủ các quy định của luật đầu tư nước ngoài thì việc bị rút giấy phép chỉ là sớm hay muộn khi bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện.

Có một số dự án không thể triển khai theo đúng hạn cam kết, hoặc có thể đã nhận giấy phép đăng ký nhưng chưa kịp đi vào hoạt động đã bị rút giấy phép.

Nguyên nhân cũng có thể do sự không đồng nhất của các cơ quan có thẩm quyền gây cản trở cho hoạt động đầu tư của các dự án.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ bản thân hiệu quả của các dự án FDI. Phần lớn các dụ án bị giải thể là do các dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây thua lỗ trầm trọng và nguồn vốn đầu tư không thể bù lại những khoản lỗ đó buộc các dự án phải dừng lại.

Có nhiều dự án chỉ hoạt động 5-10 năm đã bị dừng lại, bên cạnh đó cũng có nhiều sự chuyển đổi giữa các hình thức kinh doanh dẫn đến việc giải thể dần của các dự án FDI. Nhiều nhất là việc chuyển từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn Việt Nam, với 56% số dự án bị giải thể. Bên cạnh đó còn có sự chuyển dịch của những hình thức khác khiến các dự án FDI bị giải thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 46)