Về kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)

I. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

3. Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam.

3.1. Về kinh tế

3.1.1. Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và nâng cao năng lực sản xuất

FDI ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Nhiều dự án đầu tư được thực hiện và đưa vào sản xuất phát huy hiệu quả hoạt động và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn sau đó.

Những khu vực có FDI đã chứng tỏ mức tăng trưởng công nghiệp cao hơn, tăng tỷ trọng công nghiệp ở các khu vực này lên 40% vào năm 2004 và 41% vào các năm sau đó trong khi vào năm 1991 con số này chỉ là 23,79%. Trong giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp của những khu vực có FDI chiếm 42,5% so với cả nước, đạt cao nhất vào năm 2004-2005 với 43,7%, đặc biệt con số này đạt đến 65-70% của toàn bộ địa bàn có nguồn vốn FDI như ở Bình Dương, Vĩnh Phúc, Đồng Nai,...

Các ngành công mới cũng có nhiều hơn các cơ hội để phát triển như công nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản, thép, xe máy, ô tô,... Riêng ngành dầu khí, thiêt bị máy tính, máy giặt, điều hoà thì có sự đóng góp của 100% vốn nước ngoài. Riêng các ngành khác, con số này cũng rất cao: 76% dụng cụ y tế, 55% sản xuất sợi,... Có thể nói,

FDI đã tạo nguồn sinh khí mới cho công nghiệp Việt Nam với những bước tăng trưởng vượt bậc.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhiều vùng đất. Bên cạnh đó tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, giúp họ nâng cao trình độ để phù hợp với điều kiện làm việc mới.

3.1.2. FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự có mặt của FDI đã góp phần rất lớn cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể được chứng minh bằng những con số về tỷ lệ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm theo sự gia tăng của tỷ trọng FDI đầu tư vào Việt Nam.

Giai đoạn 1991-1995 có sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI trên tổng vốn đầu tư, nếu như năm 1991 chỉ là 13% thì đến năm 1995 đã là 32,3%. Theo đó, GDP trong giai đoạn này cũng đạt con số 8,18% với 11,3% ngành công nghiệp, dịch vụ 7,2 % và nông lâm là 2,4 %.

Những năm tiếp sau đó, cùng với sự gia tăng của FDI thì đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội cũng gia tăng. Đến năm 2006 và 2007, nền kinh tế tăng trưởng cao nhất với 8,33 % GDP với tổng vốn FDI chiếm 16% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội.

3.1.3. Các dự án FDI đóng góp vào NSNN và cân đối thu-chi ngân sách trong giai đoạn mới.

Từ hiệu quả kinh tế mà các dự án FDI mang lại, đóng góp từ các dự án này cho NSNN cũng ngày càng tăng, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách.

Trong năm năm 1996-2000, các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành dầu thô đã nộp vào ngân sách 1,49 tỷ USD trong khi con số này trong giai đoạn 1991-1995 chỉ là 0,33 tỷ USD. Thu ngân sách từ tất cả các doanh

nghiệp có FDI cũng có con số rất lớn. Cụ thể là 3,6tỷ USD trong 2001-2005, tăng bình quân 24%/năm.

Riêng trong hai năm gần đây, khu vực này đã nộp 3 tỷ USD vào NSNN, gấp đôi giai đoạn 1996-2000 và chỉ trong hai năm đã bằng 83% 5 năm của giai đoạn trước đó.

FDI có tác động tích cực cho việc cân đối NSNN khi tăng thêm nguồn thu cho ngân sách và đồng thời cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển một nguồn vốn lớn vào Việt Nam. Đây cũng là hình thức giúp mở thêm nguồn thi ngoại tệ qua việc có mặt của các khách quốc tế đến Việt Nam, các hoạt động của các dự án FDI ở Việt Nam như thuê đất, mua máy móc thiêt bị,...

3.1.4. FDI như đã biết cũng là một hình thức chuyển giao công nghệ.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước đầu tư vào Việt Nam.Với nền kinh tế ngày một phát triển thì công nghẹ cũng trở thành một đầu vào cơ bản của nền kinh tế. Có thể thấy rõ hơn điều nay ở một số ngành như viễn thông, khai thác khoáng sản, ngành hoá chất, cơ khí chế tạo, tự động hoá,... Đặc biệt gần đây, tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất các linh kiẹn điện tử cao cấp thù đã góp phần giai tăng các dự án FDI cho ngành công nghệ cao vào Việt Nam. Một số tập đoàn lớn như Panasonic, Ritech, Cnon,... cũng mở rộng những dự án này ở Việt Nam.

Trên thực tế trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao ở khu vực có sự tham gia của FDI luôn cao hơn ở những khu vực khác, điều này lý giải cho những đóng góp của các dự án FDI vào chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này còn giúp đưa những phương thức quản lý mới, tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các dự án.

3.1.5. FDI góp phần hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và lan toả khắp các thành phần của nền kinh tế trong nước.

Sự tham gia của FDI vào nền kinh tế giúp mở rộng nguồn vốn đầu tư và quy mô sản xuất. Sự liên quan chặt chẽ của các thành phần kinh tế kéo theo sự lan toả đến các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực có FDI. Giữa các doanh nghiệp hoạt động trong nước đã có sự chuyển giao công nghệ, vốn và năng lực kinh doanh do có sự hợp tác với các doanh nghiệp có yếu ố nước ngoài. Đồng thời sự tham gia của các dự án FDI cũng tạo động lực cho sự phát triển vì giữa các doanh nghiệp có sự cạnh tranh để có được thị trường lớn hơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.

Song song với những tác động đối với các thành phần kinh tế trong nước, FDI còn đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những khu vực có FDI, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh và cao hơn mức bình quân trong cả nước. Xuất khẩu trong khu vực này trong giai đoạn 1996-2000 là 10,6 tỷ USD ( không kể dầu thô), chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Đến năm 2000 con số này là 25% và đến ba năm gần đây là hơn 55%, đạt mức cao nhất trong hai mươi năm trở lại đây. Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn: Vietxopetro 4-5 tỷ USD; Công ty Fujisu trên 300 triệu USD, riêng năm 2000 là 586 triệu USD; Công ty Canon hơn 200 triệu USD vào năm 2004 và trên 400 triệu USD vào năm 2005; Taekang Vietnam, Pou Chen hàng năm xuất khẩu trên 120 triệu USD.

Thông quan mạng lưới tiêu thụ của các công ty xuyên quốc gia hàng hoá và sản phẩm của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến. Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng cao như 100% dầu khí, 35% hàng may mặc, 42% hàng da giày,..

Việc có mặt của các du khách cũng như các doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam góp phần phát triển các ngành như du lịch khách sạn, đồng thời gia tăng lượng tiêu thụ trong nước. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập mới, các lĩnh vực tài chính và ngân hàng cũng đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w