Rủi ro từ môi trường kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)

II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

1. Một số rủi ro thường gặp

1.2. Rủi ro từ môi trường kinh tế.

1.2.1. Nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế thế giới.

Môi trường kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Do ảnh hưởng lan tràn của các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ đã gây hậu

quả nặng nề cho các quốc gia, buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải xem xét lại chiến lược đầu tư tập trung, ổn định tình hình kinh tế trong nước họ bằng cách rút vốn về nước hoặc cắt dần vốn đầu tư để có khả năng để đối phó với những biến động trong nước. Chính vì vậy, dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam có nhiều biến động theo chiều hướng của nền kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng nên hàng hoá xuất khẩu của các dự án FDI bị sụt giảm, hiệu quả hoạt động không cao làm một số dự án bị giãn tiến độ hoặc tạm thời đình hoãn, trong đó có những dự án bị buộc phải giải thể.

1.2.2. Rủi ro xuất phát từ những vấn đề của nền kinh tế trong nước.

Trong những năm gần đây, Việt Nam mặc dù vẫn được đánh giá là nền kinh tế tương đối ổn định về mặt vĩ mô: lạm phát thấp, cán cân thanh toán quốc tế tương đối tổng thể thặng dư, thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát, vấn đề chênh lệch tỷ giá… Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chứa đựng khá nhiều những rủi ro như khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai và nợ nước ngoài, các chính sách tiền tệ và tỷ giá, tính ổn định của đồng tiền Việt Nam, tính vững chắc của hệ thống tài chính, … Những yếu tố này có ảnh hưởng xấu và gây những tác động làm hạn chế và kìm hãm hoạt dộng của các dự án FDI ở Việt Nam.

Mặc dù đời sống xã hội của người dân Việt Nam đã dần được cải thiện, mức nhu cầu tiêu dùng cũng tăng khá nhanh qua nhiều năm nhưng sức mua và dung lượng thị trường vẫn còn twong đối thấp. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã ngày càng thấy rõtầm quan trọng của nhân tố thị trường đối với việc thu hút vốn FDI vì quy mô và tính chất của thị trường quyết định tính chất và quy mô của sản xuất và lợi nhuận thu được. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu hướng hướng vào những thị trường tiềm năng có quy mô lớn như

Trung Quốc để đầu tư vì những nơi đó thị trường lớn và giá thành nhân công rẻ. Tuy nhiên quy mô thị trường không chỉ phụ thuộc vào dân số mà còn phụ thuộc vào mức sống của người dân, nó có tác động đến sức mua của dân chúng, làm tăng quy mô của thị trường theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)