Hình 5.5.1-F: Sự thay đổi NPV theo các biến
Khi đưa các biến vào cùng đồ thị, cĩ thể nhận thấy sự thay đổi của các biến như giá bán, giá nguyên liệu và lượng bán ảnh hưởng rất mạnh đến NPV của dự án, các biến này cĩ thể làm cho NPV âm. Các biến cịn lại như chi phí hoạt động, tỷ lệ lạm phát (bảng 5.4.4) và suất chiết khấu ảnh hưởng khơng nhiều đến NPV của dự án, và khi các biến này thay đổi trong khoảng ước tính, NPV luơn cho giá trị dương.
5.5.2- Phân tích tình huống
Trong phân tích tình huống, luận văn khảo sát giá trị NPV của dự án khi cĩ sự biến động đồng thời của các biến được chọn trong phần phân tích độ nhạy. Giá trị của các biến được tính trong ba tình huống là: bất lợi nhất, thường xảy ra nhất (trung bình) và tình huống tốt nhất. Xác suất các tình huống được chọn 30% cho trường hợp bất lợi nhất, 60% thường xảy ra nhất và 10% cho trường hợp tốt nhất. Riêng suất chiết khấu MARR thực theo quan điểm chủ đầu tư là suất chiết khấu mong đợi của chủ đầu tư, và trong dự án này giá trị yêu cầu của chủ đầu tư là cố định 12% nên luận văn sẽ khơng đưa số MARR vào để phân tích tình huống cũng như mơ phỏng.
Giá trị của các biến như lượng bán, giá bán, giá nguyên liệu, chi phí hoạt động, lạm phát được chọn trong các tình huống dựa vào sự biến động trên thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty Vissan trong những năm qua được trình bày cụ thể như sau:
Số lượng bán
Mức độ thay đổi lượng bán của dự án được căn cứ vào mức độ thay đổi nhu cầu sản phẩm giả cua thực tế trong quá khứ tại thị trường Thái Lan. Đường biên tối đa và tối thiểu (song song với đường hồi qui nhu cầu sản phẩm giả cua ở thị trường Thái Lan) cĩ khoảng cách là 800 tấn (tính tốn từ bảng 3.6.1), và luận văn sử dụng giá trị này cho mức độ dao động về lượng bán của dự án. Từ đây xác định được lượng bán tối thiểu bằng 40% và lượng bán tối đa bằng 160% lượng bán dự báo.
Giá bán sản phẩm giả cua
Qua phân bố xác suất của kết quả khảo sát thị trường về giá bán sản phẩm mà người tiêu dùng cĩ thể chấp nhận được (phụ lục A, trang 12-PL) cĩ thể lấy giá bán lẻ thấp nhất là 40 ngàn đồng/kg và giá cao nhất là 60 ngàn đồng/kg. Như vậy, giá bán thấp nhất bằng 80% và giá bán cao nhất là 120% giá bán dự báo. Chi phí hoạt động
Các khoản chi phí như điện, nước, nhiên liệu, bao bì, lương cơng nhân và những khoản khác đã được ước tính dựa trên chi phí hoạt động của cơng ty. Những khoản chi phí này trên thực tế cĩ thể cao hơn hoặc thấp hơn. Trong luận văn, độ dao động của chi phí này được chọn từ 90% đến 130% chi phí tính tốn.
Giá nguyên liệu
Nguyên liệu chính trong sản xuất sản phẩm giả cua là surimi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguyên liệu, do đĩ luận văn sẽ sử dụng mức độ dao động của giá nguyên liệu surimi áp dụng chung cho mức độ dao động giá nguyên liệu trong dự án.
Giá nguyên liệu surimi phụ thuộc nhiều vào mùa đánh bắt hải sản ở Việt Nam, tuy nhiên số liệu thống kê tại cơng ty Vissan trong vài năm qua cho thấy mức độ dao động nằm trong khoảng ± 20%. Vậy luận văn chọn mức giá nguyên liệu thấp nhất là 80% và cao nhất là 120% giá nguyên liệu đã tính tốn.
Lạm phát
Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của lạm phát đến các hạng mục của dịng ngân lưu trong bảng 5.4.4 cho thấy khi lạm phát tăng thì NPV của dự án sẽ giảm. Do đĩ luận văn cũng cần đưa thêm biến lạm phát để xem xét mức độ rủi ro trong phân tích tình huống.
Việc xác định tỷ lệ lạm phát và dự báo nĩ trong tương lai là điều rất khĩ khăn, hơn nữa qua kết quả bảng 5.4.4 cho thấy NPV của dự án rất ít nhạy cảm với tỷ lệ lạm phát, cho nên luận văn đề nghị một cách chủ quan mức độ dao động của lạm phát từ 2% đến 12% (xoay quanh giá trị trung bình 6%).
Kết quả phân tích tình huống được tĩm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 5.5.2: Kết quả phân tích tình huống
Các biến Bất lợi nhất Trung bình Tốt nhất
Giá bán 80% 100% 120%
Chi phí hoạt động 130% 100% 90%
Giá nguyên liệu 120% 100% 80%
Lạm phát 12% 6% 2%
NPV ( triệu đồng) -52.679 44.151 404.700
Xác suất 30% 60% 10%
NPV kỳ vọng (triệu đồng) 51.157
Kết quả phân tích tình huống cho thấy khi xảy ra tình huống bất lợi nhất, giá trị NPV âm; nhưng giá trị NPV kỳ vọng vẫn dương, điều này chứng tỏ dự án đáng giá.
5.5.3- Phân tích rủi ro bằng mơ phỏng
Trong phân tích tình huống, các biến ảnh hưởng đến giá trị NPV của dự án được xét đồng thời, nhưng việc xác định xác suất xảy ra cho các tình huống cũng như sự thay đổi đồng thời của các biến mang yếu tố chủ quan và khĩ xảy ra trong thực tế. Vì vậy cần tiến hành thêm phân tích rủi ro bằng mơ phỏng.
Phân tích rủi ro được thực hiện dựa trên kỹ thuật mơ phỏng Monte Carlo, trong phân tích này, luận văn khảo sát sự tác động ngẫu nhiên của nhiều biến cùng lúc lên độ đo hiệu quả của dự án. Các biến đưa vào được định nghĩa dạng phân phối xác suất cũng như giá trị biên, giá trị trung bình phù hợp với bản chất thực tế của chúng. Cơng cụ được sử dụng là phần mềm @Risk chạy trên nền Excel.