- Xét về nguồn vố n: Ta thấy nguồn vốn cũng tăng 5 tỷ, là do ảnh hưởng bở
6. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
6.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
Kế toán trưởng: là người giúp cho giám đốc tổ chức và điều
hành bộ máy kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính kế toán của công ty.
- Tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải
tiến bộ máy và công tác kế toán thống kê.
- Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Kiểm tra việc xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng, hao hụt đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý, giải quyết.
- Tổ chức kiểm tra hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và các quyết định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong công ty và cho các đơn vị cơ sở.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán trong công ty và các đơn vị cơ sở.
Kế toán tổng hợp :
- Theo dõi các khoản công nợ đối với khách hàng, báo cáo kịp thời các khoản nợ đối với người cung cấp, những khoản nợ đến hạn trả, những khoản nợ của khách hàng chưa thanh toán.
- Theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong công ty và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
- Tham mưu và đề xuất trực tiếp với giám đốc và kế toán trưởng về những vấn đề phát sinh trong chức năng, nhiệm vụ của phần hành kế toán được giao.
nghiệp
đến, kết hợp với báo cáo của ccác chi nhánh. Kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo trong công ty. Định kỳ kế toán tổng hợp các báo cáo và trình cho kế toán trưởng duyệt.
- Ngoài việc theo dõi tổng hợp số liệu để xây dựng kết quả kinh doanh của toàn công ty, kế toán tổng hợp còn phụ trách về phần kế toán thanh toán trong nội bộ, các khoản đầu tư góp vốn liên doanh của công ty và trích lập các dự phòng trong công ty.
Kế toán doanh thu thuế :
- Giải quyết trong việc thực hiện công tác kê khai thuế, các khoản trích nộp ngân sách
- Thực hiện việc mở sổ sách kế toán có liên quan đến doanh thu giảm giá hàng bán, chiết khấu. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan.
- Theo dõi và tổng hợp doanh thu phát sinh tại bộ phận bán hàng.
- Thực hiện kê khai thuế GTGT tại các đơn vị.
Thực hiện tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trên tổng doanh thu của công ty.
Định kỳ báo cáo với kế toán trưởng trong các phần việc đã được phân công. Kế toán vật liệu :
- Căn cứ vào các chứng từ gốc lập biên bản giao nhận gồm 3 liên. + 1 liên : Giao cho thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho, sau đó gửi lên phòng kế toán, cụ thể là kế toán nguyên vật liệu.
+ 1 liên giao cho kế toán tổng hợp để tiến hành thủ tục thanh toán với nhà cung cấp.
+ 1 liên lưu tại sổ kinh doanh.
- Thực hiện việc mở sổ sách kế toán có liên quan đến tình hình phát sinh chi phí trong kỳ kế toán.
- Theo dõi và tập hợp các chi phí phát sinh theo từng thời điểm, phân loại các mặt hàng, linh kiện, phụ tùng.
nghiệp
- Theo dõi số lượng hàng nhập và bán ra trong tháng để tính
lượng tồn kho, để xem tình hình kinh doanh trong tháng. Lập ra báo cáo định mức cho số lượng hàng nhập về.
Kế toán ngân hàng :
Kế toán ngân hàng phụ trách việc liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Kế toán ngân hàng lập các uỷ nhiệm chi viết séc, lập các bảng sao kê các khoản thanh toán qua ngân hàng. Hàng ngày, kế toán ngân hàng lập báo cáo quỹ, cuối ngày khoá sổ qũy. Ngoài ra, kế toán viên còn lập báo cáo thuế GTGT của các khoản mua, bán qua ngân hàng
Thủ quỹ :
Phản ánh thu, chi tồn quỹ tiền mặt hàng ngày đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách.