Kết quả điều tra nguồn lực lao động của hộ (Bảng 4.6) cho thấy, nhân khẩu bình quân giữa các nhóm tương đối đồng đều, dao động quanh mức 5 nhân khẩu/hộ. Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy gia đình nông thôn ĐBSCL thường sống theo kiểu gia đình đa thế hệ, con cái trưởng thành đã lập gia đình riêng những vẫn sống chung với cha mẹđể có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ và cũng nhằm mục tích gia tăng số
lượng lao động của nông hộ. Điều này được xem là lợi thế nhưng đôi lúc cũng là thách thức của nông hộ bởi liên quan đến vấn đề phân phối nguồn thu nhập trên nhân khẩu.
Số lao động trong độ tuổi khá cao ở tất cả các nhóm, bình quân 3,5 lao động/hộ.Tuy vậy số lao động nông nghiệp ở nhóm không đất thấp hơn các nhóm còn lại (chỉ có 1,3 lao động) và tỷ lệ của chỉ tiêu này so với lao động trong độ tuổi cũng thấp hơn các nhóm khác (chỉ chiếm 33,8%). Điều này là do các hộ không đất có sự kết hợp giữa hoạt động làm thuê trong nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp để gia
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tăng thu nhập. Tỷ lệ % lao động nông nghiệp so với lao động trong độ tuổi ở các nhóm đều không đạt 100% cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp nhằm bù đắp sự thiếu hụt thu nhập từ tài nguyên đất đai trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn.
Bảng 4.6 Lao động trong độ tuổi và lao động nông nghiệp Nhân khẩu Lao động
trong độ
tuổi
Lao động nông nghiệp
Bình quân ± Bình quân ± Bình quân ± % so với LĐ trong độ tuổi Nhóm không đất 5,1 1,6 3,7 1,5 1,3 1,4 33,8 Nhóm đất ít 5,2 1,5 3,5 1,7 2,6 1,8 73,9 Nhóm đất TB 5,0 1,4 3,1 1,2 2,2 1,0 72,7 Nhóm đất nhiều 5,6 1,9 3,8 1,8 2,6 1,4 67,8 Chung 5,3 1,6 3,5 1,6 2,3 1,4 64,3 4.4 VỐN TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ 4.4.1 Thu nhập của nông hộ
Kết quả phân tích thu nhập của hộ (bao gồm thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp) và thu nhập bình quân đầu người được trình bày ở Bảng 4.7 và Phụ lục 6. Thu nhập (toàn bộ và trên đầu người) của nông hộ có xu hướng tăng lên khi hộ sở
hữu quy mô đất đai lớn hơn, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt (mức ý nghĩa 5%) thu nhập giữa nhóm hộđất nhiều với thu nhập của các nhóm hộ còn lại.
Bảng 4.7: Thu nhập bình quân của các hộđiều tra
Nhóm hộ Thu nhập hộ (triệu đồng/năm) Thu nhập đầu người (triệu đồng/năm) Không đất 25,2 a 5,0 a Đất ít 43,9 a 8,7 a Đất trung bình 60,2 a 13,4 a Đất nhiều 183,6 b 34,2 b Chung 91,9 17,9
Ghi chú: Trong mỗi cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhóm hộ không đất có thu nhập thấp nhất, tuy nhiên thu nhập của nhóm này vẫn ở
mức 5 triệu đồng/người/năm (tương đương 417 ngàn đồng/người/tháng) cao hơn tiêu chuẩn nghèo quốc gia năm 2007 (200.000 đồng/người ở khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người ở khu vực thành thị). Kết quả này cho thấy, thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu đủđểđảm bảo cuộc sống. Thực tế phát triển kinh tế xã hội ở xã Định Mỹ phát triển khá tốt trong nhiều năm qua, bên cạnh việc đảm bảo cuộc sống và tích luỹ thu nhập người dân đã đóng góp xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn như cầu, đường,.. Trong năm 2008, xã Định Mỹđã xây dựng hoàn thành 5 cây cầu bê tông cốt thép với tổng trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân (UBND Xã Định Mỹ 2008).
4.4.2 Chi phí sinh hoạt của nông hộ
Kết quả phân tích chi phí sinh hoạt phân theo các nhóm hộđiều tra được trình bày ở
Bảng 4.8 và Hình 4.7.
Qua đó nhận thấy: chi phí sinh hoạt bình quân/hộ có sự gia tăng ở các nhóm. Chi phí sinh hoạt bình quân cho toàn nông hộ của nhóm không đất thấp nhất với 20,2 triệu đồng/năm và nhóm đất nhiều có mức chi tiêu của toàn nông hộ cao nhất với 64,5 triệu đồng/năm.
Bảng 4.8 Phân tích chi phí sinh hoạt của các hộđiều tra (triệu đồng)
Không đất Đất ít Đất TB Đất nhiều Toàn xã
Thực phẩm 12,3 a 16,9 ab 20,8 b 34,7 c 23,2 Giao tế xã hội 3,3 a 6,5 b 6,3 b 10,4 c 7,2 Giáo dục 1,9 a 2,9 a 5,0 a 11,4 b 6,2 Sức khỏe y tế 1,4 a 2,3 a 3,2 a 5,0 a 3,3 Chi khác 1,2 a 1,1 a 2,4 a 3,0 a 2,2 Tổng chi/hộ 20,2 a 29,6 ab 37,8 b 64,5 c 42,1 Tổng chi/người 4,3 a 5,9 ab 9,7 b 12,5 c 9,0 Ghi chú: Trong mỗi hàng, các số trung bình có cùng chữ cái theo sau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Sự khác biệt mức chi tiêu bình quân toàn nông hộ của nhóm đất nhiều với các nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (xem Phụ lục 6). Không có sự khác biệt thống kê đối với chi phí sinh hoạt của nhóm đất ít và nhóm đất ít so với nhóm đất trung bình. Tương tự đối với chi phí chi tiêu tính trên đầu người cũng có sự khác biệt này ở các nhóm hộ. Sự khác biệt về chi phí sinh hoạt này đã cho thấy sự chênh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lệch giàu nghèo rất rõ giữa các nhóm hộ sở hữu ít đất và nhiều đất. Qua đó có thể
khẳng định mức độảnh hưởng quy mô đất đai đến sinh kế của nông hộ và hộ nào sở
hữu nhiều đất đai hơn sẽ có cơ hội làm ăn tốt hơn, có mức chi tiêu cho đời sống sinh hoạt tốt hơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Không đất Đất ít Đất TB Đất nhiều T ỉ l ệ % s o v ớ i t ổ n g c h i/ h ộ
Thực phẩm Giao tế xã hội Giáo dục Sức khỏe y tế Chi khác
Hình 4.7 Cơ cấu tỉ trọng các loại chi phí so với tổng chi của mỗi nhóm hộ
Cũng qua kết quả ở Bảng 4.8 nhận thấy: các khoản chi phí giao tế xã hội, chăm sóc sức khỏe và chi phí cho giáo dục, học hành cũng tăng lên theo tuần tự ở các nhóm hộ không đất, đất ít, đất trung bình và đất nhiều (hay nói cách khác là các khoảng chi này tăng dần theo quy mô đất đai của nông hộ). Sự gia tăng số trung bình của các chỉ tiêu này khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (xem Phụ lục 6). Cụ thể, khoản chi giao tế xã hội của nhóm đất nhiều lớn hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại, trên 10 triệu đồng/năm, trong khi nhóm không đất chỉ sử dụng 3,3 triệu đồng cho khoản chi này. Khoản chi này bao gồm các chi phí đám tiệc ởđịa phương, chi phí tham quan, du lịch, thăm họ hàng ở ngoài tỉnh và các chi phí giao tiếp xã hội khác thuộc vốn xã hội theo định nghĩa của DFID (2004). Điều này cho thấy hạn chế
của nhóm hộ không đất, ít đất đối với việc tiếp cận với nguồn vốn xã hội, do vậy họ
có ít hơn các cơ hội làm ăn mang lại từ nguồn vốn xã hội. Tương tự, đối với các khoản chi nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực của nông hộ như chăm sóc sức khỏe, học vấn,... Qua kết quả điều tra, nhận thấy các nhóm hộ sở hữu quy mô đất đai lớn có khoản chi cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với các nhóm hộ ít đất đai và hộ không đất. Hay nói cách cách là những hộ sở
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hữu quy mô đất đai lớn có cơ hội tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng của nguồn vốn nhân lực của gia đình (ít bệnh tật hơn, sức khỏe được chăm sóc tốt hơn,...). Qua kết quảở Hình 4.7 cũng nhận thấy có sự chênh lệch rất rõ giữa các loại chi phí của hộ. Cơ cấu tỉ trọng các loại chi phí giảm dần theo thứ tự: chi thực phẩm, chi phí giao tế xã hội, chi cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và thấp nhất là chi phí khác. Tỉ
trọng của chi phí thực phẩm chiếm từ 50% đến 60% trong tổng chi phí ở tất cả các nhóm. Điều này cho thấy người dân luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực của nông hộ và tiếp đến mới là các nhu cầu chi tiêu khác. Đặc biệt, tỷ lệ
của mức chi tiêu cho giáo dục của nhóm đất nhiều khá cao, chiếm hơn 17% so với tổng chi, kếđến là nhóm đất trung bình tỷ lệ này cũng ở mức trên 13%. Tỷ lệ chênh lệch khá lớn so với hai nhóm đất ít và không đất (chỉở mức dưới 10% so với tổng chi). Từ kết quảđiều tra thực tế cho thấy: các hộ có quy mô đất đai lớn thường quan tâm nhiều hơn đối với chuyện học hành của con cái và chi tiêu nhiều cho việc đi lại, tham quan học tập để nâng cao sự hiểu biết của họ trong sản xuất nông nghiệp và
đem những kiến thức họ học hỏi được ứng dụng trên đồng ruộng của họ để tăng năng suất, tăng thu nhập.
Tóm lại, qua kết quả phân tích số liệu điều tra về thu nhập và chi phí sinh hoạt có thể thấy quy mô đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của nông hộ. Cụ thể khi quy mô đất đai của hộ tăng lên thì thu thập của hộ có xu hướng tăng và mức sống của hộ
cũng tăng theo.
4.5 VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG HỘ
Các loại vốn xã hội ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, phức tạp và tác động đến
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng (Nguyễn Quân, 2006). Theo định nghĩa của DFID (2004) thì vốn xã hội bao gồm các quan hệ và sự phụ
thuộc lẫn nhau cộng đồng; mạng lưới, thành viên nhóm các tổ chức đoàn thể xã hội,... trong phạm vi đề tài vốn xã hội của người dân trên địa bàn nghiên cứu được khảo sát ở khía cạnh các hoạt động tham gia và mức độ ảnh hưởng quá trình tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn. Kết quả phân tích số liệu điều tra chỉ
tiêu này được trình bày ở Bảng 4.9.
Qua kết quả ở Bảng 4.9 nhận thấy: tần suất nông dân tham gia các tổ chức xã hội tương đối cao, chiếm tỷ lệ 62% trong đó tham gia tổ chức Hội Nông dân chiếm tỷ lệ
cao nhất 30,5%, kế đến theo thứ tự là Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ khuyến nông, Đoàn Thanh niên và cuối cùng là Hội Cựu chiến binh.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.9 Tần suất tham gia và sựảnh hưởng của các tổ chức xã hội
Nhóm hộ Tỷ lệ % tần suất tham gia Hội Nông dân Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ Hội Cựu chiến binh CLB Khuyến nông % tần suất Tác động % tần suất Tác động % tần suất Tác động % tần suất Tác động % tần suất Tác động Không đất 3,4 1,7 2,0 - - 0,8 3 0,8 4,0 - - Đất ít 18,6 6,8 3,9 1,7 2,4 4,2 3,4 2,5 3,3 3,4 4,5 Đất TB 19,5 7,6 3,3 3,4 3,3 4,2 2,8 0,8 3,0 3,4 3,5 Đất nhiều 21,2 14,4 3,6 1,7 3,5 2,5 2,5 - - 2,5 2,5 Toàn bộ 62,7 30,5 3,5 6,8 2,9 11,9 3,0 4,2 3,4 9,3 3,5
Ghi chú: chỉ tiêu tác động của các tổ chức xã hội được đo lường định tính theo thang điểm cụ thể: 1 = Rất ít; 2 = Ít; 3 = Trung bình; 4 = Nhiều; 5 = Rất nhiều (xem Phụ lục 3)
Đối với chỉ tiêu đánh giá tác động của việc tham gia các tổ chức đoàn thể đến đời sống và hoạt động sản xuất (hay nói cách khác là ảnh hưởng của mối quan hệ các
đoàn thểđến sinh kế của người dân) cũng từ kết quả Bảng 4.9 nhận thấy: tác động của các tổ chức đoàn thể đều ở mức trên điểm trung bình, từ 3 điểm trở lên. Trong
đó, tác động của tổ chức Hội nông dân và Câu lạc bộ khuyến nông là mạnh nhất (3,5 điểm). Quan sát kết quả của chỉ tiêu này ở từng nhóm quy mô đất đai khác nhau, nhận thấy: tỷ lệ tham gia vào các tổ chức đoàn thể của nhóm không đất rất thấp so với các nhóm còn lại, trong khi đó nhóm đất ít và đất trung bình tham gia hầu hết các tổ chức xã hội ở địa phương. Kết quả điều tra thực tế cho thấy đa số
thành viên của hộ không đất đều trả lời không tham gia tổ chức đoàn thể với lý do "bận đi làm thuê suốt ngày, không có thời gian tham gia". Tuy nhiên một thực tế
khác cũng được phát hiện từ kết quả khảo sát thực tế là: hầu như nhóm hộ không đất rất ít cơ hội và không đủ điều kiện để tham gia các tổ chức đoàn thể, tổ nhóm ởđịa phương (ví dụ như tổ tiết kiệm, tổ vay vốn,...); bởi liên quan đến các vấn đề năng lực tài chính và tài sản thế chấp vay vốn, sựđảm bảo khả năng trả nợ, sự nhiệt tình và tích cực tham gia các tổ chức đoàn thể của nhóm hộ này. Từđó, nhận thấy: đây là một trong những thiệt thòi cho nhóm hộ này bởi việc không tham gia các tổ chức
đoàn thể sẽ làm giảm bớt một kênh quan hệ xã hội của họ (hay nói cách khác là vốn xã hội của họ có phần nghèo nàn hơn các nhóm khác). Họ rất khó tiếp cận với những sự trợ giúp từ các tổ chức đoàn thể như: vay vốn tín dụng, các chương trình tương trợ thoát nghèo,.... như những nhóm hộ có sự tham gia tích cực các tổ chức
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhận định về vai trò của các tổ chức xã hội ởđịa phương trong việc đóng góp làm gia tăng vốn xã hội của cộng đồng. Kết quả phỏng vấn nhóm nhận thấy: các tổ chức xã hội ởđịa phương hiện đang làm vai trò cầu nối giữa nông dân với các thể chế
khác bên ngoài cộng đồng như: chính quyền địa phương, ngân hàng,... Chẳng hạn như, tổ chức Hội Nông dân và Hội Phụ nữ ở các ấp đứng ra thành lập các tổ tiết kiệm và bảo lãnh để các thành viên trong tổ vay vốn ngân hàng, luân phiên góp vốn hỗ trợ các thành viên khác trong tổ thoát nghèo. Theo UBND xã Định Mỹ (2008), một số thành tích hoạt động của các tổ chức đoàn thể ởđịa phương được đánh giá cao như: Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, tương trợ giúp đỡ cho các hội viên về vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho chị em nghèo từng bước ổn định cuộc sống.
Đoàn Thanh niên với phong trào “Vì sự phát triển của thanh niên” tổ chức các hoạt
động học tập, chương trình “Thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế- xã hội”. Hội Nông dân tổ chức Câu lạc bộ chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tóm lại nguồn vốn xã hội, điển hình là hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội, đã tạo được sự chuyển biến tích cực làm thay đổi đời sống của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI ĐẾN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ
4.6.1 Sở hữu nguồn lực đất đai (vốn tự nhiên) của nông hộ
Kết quả so sánh nguồn lực đất đai ở các nhóm hộ trình bày ở Bảng 4.10, qua đó cho thấy: nhóm hộ đất nhiều chiếm tỷ lệ 33% với diện tích đất sở hữu bình quân gần bằng 6 ha, nhóm đất ít và không đất chiếm tỷ lệ khoảng 35% sở hữu diện tích đất dưới 1 ha. Kết quả phân tích phương sai và so sánh số trung bình của chỉ tiêu này