Các nghiên cứu của Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007) cho thấy xu hướng tích tụ và tập trung đất đai ở Việt Nam là tất yếu. Giải thích cho kết luận này các tác giả cho rằng, khi giá nhân công tăng và phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất giảm sẽ khuyến khích việc tích tụ và tập trung đất. Đồng tình với quan
điểm này, Phương Nguyên (2009), trích phát biểu của ông Nguyễn Đình Bồng (Hội Khoa học Đất Việt Nam) cho rằng tích tụ ruộng đất là xu thế tất yếu trong nền kinh tế
thị trường, tuy nhiên quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra với quy mô nhỏ. Tác giả
này dẫn chứng số liệu ởĐBSCL, nơi sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh, tình hình tích tụ ruộng đất đang phát triển nhưng các hộ có quy mô trên mức hạn điền 3 ha không nhiều. Đồng tình với quan điểm này, theo Lã Văn Lý (2008) quy luật chung của sự phát triển là khi sản xuất ở trình độ phát triển cao tất yếu sẽ diễn ra quá trình tích tụ, tập trung và sự liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Cũng theo tác giả này, nhìn chung quá trình tích tụ, tập trung trong sản xuất nông nghiệp diễn ra theo hai hướng (i) tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất, ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể và (ii) tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình. Mô hình tập thể hóa
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ruộng đất và tư liệu sản xuất phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Điển hình là các nông trang tập thể ở Liên Xô và các nước
Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên. Ở Việt Nam, giai đoạn 1960-1985 quá trình tập thể hóa đã diễn ra trên quy mô lớn ở Miền Bắc với các hình thức hợp tác xã nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao; hợp tác xã nông nghiệp từ quy mô thôn, đến quy mô toàn xã. Mô hình tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động nông thôn được phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Ở Việt Nam trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay (đặc biệt từ khi có Khoán 10, Hiến Pháp 1992 và Luật đất đai 1993) kinh tế hộ gia đình cá nhân, kinh tế trang trại
được khuyến khích phát triển nhờ vào chủ trương giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia
đình cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lã Văn Lý 2008).
Về mặt xã hội, tích tụđất đai nếu không được kiểm soát và thực hiện hợp lý dễ gây ra tình trạng mất đất và bất ổn xã hội. Do vậy, tích tụ đất đai phải tính đến yếu tố không gian và thời gian, năng lực chủ thể quản lý, số lượng và chất lượng lao động và trình
độ công nghệ sẵn có (Đinh Hữu Hoàng 2007). Theo Sally P. Marsh (2007), thực trạng này hiện nay đang xảy ra; tác giả này trích dẫn nghiên cứu của Ravallion và Van de Walle (2003) cho rằng hiện tượng tích tụđất đang xảy ra đối với những hộ giàu có và có trình độ học vấn, đặc biệt là những hộ sống lâu ở trong vùng nào đó. Các hộ nghèo có xu hướng là tạm thời từ bỏ quyền sử dụng đất trong một thời gian để đi làm thuê cho nhà giàu, sau đó khi có đủ tiền họ sẽ mua lại. Mặc dù vậy, điều này rất khó thực hiện được vì giá đất càng ngày càng gia tăng nên hộ mất đất không có khả năng mua lại đất (Surderlin W.D. 2005 trích nghiên cứu của Carr 1998).