4. 9T ần suất tham gia và sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội
4.11 Chi phí sản xuất mô hình canh tác lúa 3 vụ theo quy mô đất đai
Diện tích đất của hộ
Chỉ tiêu
Dưới 3 ha 3 - 6 ha Trên 6 ha
Tỷ lệ % (N=98) 51,5 31,3 9,1
Đầu tư cơ bản (triệu đồng/ha) 1,1 0,6 0,6 Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha) 15,4 a 9,4 b 9,3 b - Vật tư, nguyên vật liệu 9,1 6,2 5,6 - Lao động 2,7 a 1,0 b 1,0 b - Tưới tiêu 0,6 0,4 0,2 - Thu hoạch 3,0 1,8 2,5 Tổng chi (triệu đồng/ha) 16,6 a 10,0 b 10,3 b Tổng thu (triệu đồng/ha) 28,6 22,2 23,4 Thu nhập thuần (triệu đồng/ha) 12,0 12,2 13,1
Ghi chú: Trong mỗi hàng, các số trung bình có cùng chữ cái theo sau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Liên quan đến vấn đề này, Lê Thị Thiên Hương (2007) trong nghiên cứu đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng lúa ở An Giang chỉ ra rằng những trang trại có quy mô diện tích càng lớn thì vốn đầu tư trung bình trên 1ha đất sản xuất càng giảm. Thêm vào đó, các chỉ tiêu chi phí vật tư nguyên liệu, tưới tiêu, thu hoạch,... đều giảm khi quy mô đất đai tăng. Điều này là do đa số các hộ sở hữu diện tích canh tác lớn trên địa bàn đều có sựđầu tư phương tiện máy móc cơ khí như: máy bơm tưới, máy phun xịt thuốc, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa,... (theo hướng cơ giới hóa) trên đồng ruộng của họ, vì vậy họ có thể tiết kiệm
được nhiều công sức lao động và giảm thất thoát, hao phí trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn thấy rằng: trong năm 2008, Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã triển khai
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên mô hình thâm canh lúa tổng hợp