Phương pháp luận

Một phần của tài liệu PHÂNTÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾNÔNG HỘ ỞHUYỆNTHOẠI SƠNTỈNH AN GIANG (Trang 37)

Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn được hiểu theo như diễn giải sau đây:

Tích tụ/Tập trung đất đai: khái niệm dùng để mô tả các hoạt động mua bán, sang nhượng quyền sử dụng đất đai ở khu vực nông thôn nhằm tích lũy, gia tăng đất sản xuất nông nghiệp, tăng tài sản sinh kế (vốn tài nguyên) của nông hộ.

Hạn điền và chính sách hạn điền: khái niệm dùng để chỉ hạn mức đất đai người dân

được sở hữu theo quy định của Luật đất đai và các văn bản có liên quan.

- Hạn điền 3 ha: mức hạn điền được quy định bởi Luật Đất đai năm 2003.

- Hạn điền "mới" hay hạn điền 6 ha: “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp dưới các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thoả

thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối” theo quy định tại Nghị quyết số

1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 11).

Các nhóm hộ theo quy mô đất đai: phân chia chủ quan theo mục đích nghiên cứu.

- Nhóm hộ không đất: gồm những hộ tại thời điểm điều tra không có đất sản xuất nông nghiệp do đã bán đất trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2008.

- Nhóm hộđất ít: diện tích đất bằng hoặc ít hơn 1 ha.

- Nhóm hộđất trung bình: diện tích lớn hơn 1 ha và nhỏ hơn hoặc bằng 3 ha.

- Nhóm hộđất nhiều: diện tích đất lớn hơn 3 ha.

• Nguồn thu nhập: phân chia chủ quan theo mục đích nghiên cứu dựa vào nguồn thu

- Thu nhập từđất đai do nông hộ làm chủ sở hữu (Thu nhập từđất): bao gồm tất cả các nguồn thu từ hoạt động sản xuất trên đất của hộ, như: làm lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,...;

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Thu nhập từ sức lao động của các thành viên trong hộ (Thu nhập từ sức lao

động): bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (mua bán nhỏ, làm công nhân, làm thuê phi nông nghiệp...), tiền trợ cấp và làm thuê nông nghiệp của hộ;

- Thu nhập từ cả hai nguồn: bao gồm thu nhập từđất đai chủ sở hữu của nông hộ và thu nhập từ sức lao động của các thành viên trong hộ.

3.1.2 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp

điều tra, phỏng vấn có sự tham gia bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc theo hướng "người nông dân sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của nông hộ cho mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững".

Phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững (sustainable livelihood framework): tập trung vào tầm quan trọng của các chiến lược sinh kế của người dân, cách mà họ tiếp cận với các loại tài sản khác nhau, tính chất dễ bị ảnh hưởng của họ, và những thay

đổi về tài sản, chiến lược và môi trường xung quanh.

Tiến trình giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt trong bối cảnh tương tác giữa yếu tố

sinh thái, kinh tế, xã hội, tập quán và chính sách cụ thể của địa phương, xoay quanh các nội dung (i) sự tham gia liên ngành trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; (ii) tính linh hoạt và thích ứng với những thay đổi về kinh tế, xã hội, tập quán, chính sách của bộ máy quản lý và sinh kế hộ nông dân; (iii) định hướng phát triển dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của cộng đồng, của địa phương; và (iv) mối tương tác giữa chính sách vĩ mô và vi mô trong xây dựng chiến lược, chương trình phát triển.

3.1.3 Khung phân tích lý thuyết

Khung phân tích lý thuyết của đề tài được xây dựng trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế

bền vững và các bối cảnh tổn thương tác động đến các tài sản sinh kế của nông hộ. Cụ

thể trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, áp lực cạnh tranh hàng hóa, sản xuất quy mô lớn,.. đã hình thành xu hướng tích tụ ruộng đất và xu hướng này đã làm xuất hiện các nhóm đối tượng bị tổn thương sinh kế ở nông, đòi hỏi họ phải có những ứng xử

sinh kế phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn vốn sinh kế, ổn định cuộc sống và phát triển tốt hơn trong hoàn cảnh mới (Hình 3.1).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3.1 Khung phân tích lý thuyết

3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1 Địa bàn và thời gian thực hiện nghiên cứu

Đề tài được thực hiện vào thời điểm tháng 9/2008 và được tiến hành tại xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang.

3.2.2 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và xã Định Mỹ;

§ Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản § Tăng sản lượng, giảm chi phí, tăng thu nhập § Cơ giới hoá, trình độ quản lý, liên kết sản xuất §Đa dạng hóa sản phẩm § Hội nhập kinh tế toàn cầu § Sản xuất quy mô lớn, nông sản hàng hoá § Cạnh tranh chất lượng sản phẩm § Mở rộng thị trường,.. Vốn sinh kế

• Con người (Human)

• Tự nhiên (Natural) • Tài chính (Financial) • Hạ tầng (Physical) • Xã hội (Social) Thay đổi cuộc sống • Thu nhập tốt hơn • Cải thiện cuộc sống • Giảm tổn thương • An ninh lương thực • Tái tạo vốn sinh kế Ứng xử sinh kế Xu hướng tích tụ ruộng đất Người mất đất Nông dân ly nông,

ly hương, chuyển đổi nghề Người nhiều đất

Ảnh hưởng hạn điền; Quy mô đất đai lớn àthách thức trong quản lý,

đầu tư, lợi nhuận,..

Sinh kế bền vững Bối cảnh tổn thương sinh kế

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Các thông tin, tư liệu báo chí, báo cáo hàng năm và các số liệu thống kê có liên quan

đến hoạt động mua bán, tích tụđất đai, các mô hình sản xuất nông nghiệp và sinh kế; - Các tài liệu, đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có liên quan đến tình hình trao đổi, sang nhượng đất đai, phát triển kinh tế hộ, các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với các quy mô đất đai khác nhau,.. sử dụng cho mục đích tham khảo, so sánh đánh giá trong quá trình thực hiện đề tài.

3.2.3 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng hai cách: (i) phỏng vấn nhóm người am hiểu (KIP) và (ii) điều tra phỏng vấn hộ nông dân.

Phỏng vấn nhóm người am hiểu được thực hiện với sự tham gia của các thành viên (từ

5 đến 7 người) là lãnh đạo các tổ chức địa phương. Trong đó, một nhóm KIP cấp tỉnh gồm đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân và Trung tâm Khuyến Nông; một nhóm KIP cấp huyện gồm đại diện Phòng Nông nghiệp, Hội nông dân huyện, Phòng địa chính; và một nhóm KIP cấp xã bao gồm các cán bộ chuyên trách của UBND xã, đại diện chính quyền Ban Nhân dân ấp, Chi hội nông dân ấp. Các thành viên tham gia phỏng vấn được hỏi các câu hỏi mang tính gợi ý xoay quanh các vấn đề về tích tụđất đai và ảnh hưởng của các chính sách hạn điền đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân nông thôn. Đồng thời hoạt động này cũng ghi nhận những kiến nghị, ý kiến đề xuất có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, của các thành viên tham gia phỏng vấn.

Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 118 hộ nông dân sinh sống tại địa bàn các ấp Mỹ Phú, Mỹ Thành, Mỹ Thới và Phú Hữu thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Trong đó, chia ra bốn nhóm: không đất sản xuất (20 hộ); đất ít (22 hộ); đất trung bình (39 hộ) và đất nhiều (37 hộ), xem Phụ lục 4. Sử dụng phiếu câu hỏi soạn sẵn, thu thập các chỉ tiêu: nhân khẩu học, sở hữu và biến động đất đai, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập, những thay đổi sinh kế liên quan đến đất đai của nông hộ,... (xem Phụ lục 3)

3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng được áp dụng đối với các số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu, bao gồm:

- Phân tích thống kê mô tảđối với các số liệu về nhân khẩu học, các chỉ tiêu tính toán tỷ lệ, tần suất,…

- Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), so sánh số trung bình đối với các chỉ

tiêu số học như: quy mô đất đai, biến động mua bán đất đai, thu nhập, đầu tư sản xuất,…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Tính toán chỉ tiêu Thu nhập tích lũy của nông hộ bằng công thức:

Thu nhập tích lũy = Tổng thu từ các nguồn - Tổng chi của nông hộ

Ngoài ra, phần mềm máy tính MS Excel và phần mềm phân tích, xử lý số liệu thống kê SPSS cũng được sử dụng làm các công cụ hỗ trợ trong quá trình nhập, lưu trữ và phân tích số liệu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 4

KT QU THO LUN

Chương này bao gồm các nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp liên quan đến xu hướng tích tụđất đai và chính sách hạn điền.

4.1 MÔ TẢĐIỂM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Tổng quan tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang là tỉnh đầu nguồn của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Long Xuyên, Thị xã Châu Đốc và 9 huyện trong đó có Thoại Sơn (Hình 4.2). Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 353,7 nghìn ha, dân số khoảng 2,23 triệu người; trong đó dân số nông thôn chiếm 71,7%, lao động trong độ tuổi chiếm 63,6% dân số (Cục Thống kê An Giang 2008).

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, 2008

Hình 4.2 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

An Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ

trung bình năm khoảng 27oC; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s nên nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Chế độ thủy văn phụ

thuộc rất lớn vào chế độ nước của sông Mekong. Phần lớn diện tích đất của An Giang rất màu mỡ (72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa), địa hình bằng phẳng và độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng. Nhìn chung, khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện tự nhiên của của An Giang rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang 2008).

Bảng 4.1 Tài nguyên đất đai của tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: 353,7 100,0 * Đất Nông nghiệp 280,5 79,3 * Đất lâm nghiệp 14,5 4,1 * Đất chuyên dùng 25,5 7,2 * Đất ở 15,6 4,4 * Đất chưa sử dụng 17,6 5,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008

Về phát triển kinh tế - xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2007 của UBND Tỉnh tốc độ

tăng GDP của tỉnh An Giang đạt mức tăng trưởng cao và tăng so với kế hoạch (Bảng 4.2). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng ở khu vực nông-lâm-thủy sản và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang (2007), các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.

Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Số tăng (+) /giảm (-) so với kế hoạch Tốc độ tăng GDP % 9,05 13,63 +0,43

- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % -2,69 9,03 +1,38 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 17,96 15,55 +0,05 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 14,60 15,80 -0,02

Cơ cấu kinh tế

- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % 34,56 32,52 +0,88 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 12,78 12,69 -0,04 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 52,66 54,79 -0,84 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 9,653 11,357 -0,017 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 444 540 +90 Nguồn: UBND tỉnh An Giang (2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Với lợi thế về tài nguyên đất đai, tính đến thời điểm ngày 1/1/2008 tỉnh An Giang có gần 80% đất chuyên dùng cho nông nghiệp (Bảng 4.1), kết hợp với vị trí địa lý ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có điều kiện rất thuận lợi trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, chuyên canh quy mô lớn giảm giá thành theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và xuất khẩu.

4.1.2 Tổng quan huyện Thoại Sơn

Huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Tây. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ. Huyện có 17

đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập (trung tâm hành chánh huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo; và 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ

Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê (Hình 4.3).

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn (2008)

Hình 4.3 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An Giang, dân số khoảng 191 nghìn người (Cục Thống kê An Giang 2008) chiếm 8,64 % dân số tỉnh. Dân số trong trong độ tuổi lao động ước khoảng 110.000 lao động (tăng khoảng 3.500 – 4.000 người/năm). Nguồn thu nhập chính của người dân là từ cây lúa. Đất đai ở Thoại Sơn màu mỡ, diện tích đất phù sa lớn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa, màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Tính đến năm 2007, toàn huyện có khoảng 37.000 ha đất sản xuất nông nghiệp với hơn 1.000 km đê bao khép kín kết hợp với giao thông nông thôn tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu đồng ruộng và chống lũ hàng năm (UBND huyện Thoại Sơn 2007). Toàn huyện có 107 tiểu vùng với hệ thống đê bao và các công trình trên đê chống lũ, đồng thời với hệ thống 130 trạm bơm điện (thực hiện theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 21-5-2008 của UBND tỉnh An Giang về

việc ban hành quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng hệ

thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh) đảm bảo cho khoảng 35.000 ha đất nông nghiệp sản xuất an toàn (Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn 2008).

Tóm lại, điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Thoại Sơn rất thuận lợi cho các hoạt

động sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chủ động trong việc điều chỉnh thời vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

4.1.3 Tổng quan xã Định Mỹ

Xã Định Mỹ thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên là 3.709 ha chiếm 7,82% so với diện tích toàn huyện, chia thành 4 ấp (Mỹ Phú, Mỹ Thành,

Một phần của tài liệu PHÂNTÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾNÔNG HỘ ỞHUYỆNTHOẠI SƠNTỈNH AN GIANG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)