Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 53 - 55)

- Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ: Tổng diện tích: 2.362,15 ha.

3.2.1.Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ

3.2.1.Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh

thị phần

Hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nói như thế bởi đây là vấn đề không chỉ liên quan đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành giấy với nhau sẽ giúp chúng ta tranh thủ cơ hội mới, ứng phó với những thách thức mới, thu hút các tập đoàn nước ngoài liên doanh, liên kết để chuyển giao công nghệ, cải tiến phương thức quản trị kinh doanh, tiếp cận và khai thác thị trường mới trong giai đoạn hội nhập.

Việc phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong cùng ngành là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Một khi công ty có được nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng đảm bảo, tốc độ cung ứng hàng nhanh, giá cả hợp lý, lại được các công ty hậu thuẫn về mặt tài chính thì vị thế sẽ được cải thiện và chủ động trong việc giao dịch với khách hàng.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng giấy trên thị trường nội địa tại Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai giấy trên thị trường nội địa tại Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai

3.2.1. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh cạnh

Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày ngày càng tăng cộng với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nên Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai cần có những giải pháp mở rộng quy mô sản xuất để nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Sau đây là một số đề xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cho công ty :

Xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mới thêm máy móc thiết bị

Nhu cầu giấy trên thị trường ngày càng cao. Do đó công ty cần chú trọng đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Đặc biệt đối với dòng sản phẩm giấy in báo, Tân Mai là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất nên tình trạng cung luôn luôn không đủ cầu, phải nhập khẩu từ bên ngoài. Do đó công ty cần chú trọng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng (các phân xưởng bổ trợ), mở rộng phân xưởng xeo, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy in báo, và các dây chuyền sản xuất các loại giấy in viết cao cấp để cung cấp tốt hơn nhu cầu trong nước

Dự kiến kết quả mang lại:

- Giúp công ty tăng năng lực sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giấy trong nước. - Giúp công ty duy trì được khách hàng hiện có và tăng lượng khách hàng tiềm năng

- Giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Tăng khả năng cạnh tranh so với các đơn vị trong ngành và nguồn giấy ngoại.

Tăng cường nguồn vốn.

Hiện nay, công ty luôn bổ sung nguồn vốn thông qua hoạt động kinh doanh. Mỗi năm, công ty cũng được sự hỗ trợ từ các cơ quan cấp trên để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi bước vào hội nhập thị trường thế giới thì việc mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn để thực hiện.

Biện pháp thực hiện :

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh: công ty có thể đi vay vốn của ngân hàng dưới sự bảo trợ của nhà nước, hoặc đề xuất với cơ quan cấp trên cung cấp thêm nguồn vốn kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất .

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước để khai thông nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án, đồng thời huy động nguồn vốn nội bộ trong đơn vị với cơ chế hợp lý.

- Sử dụng các khoản phải trả một cách linh hoạt và có thể kéo dài các khoản phải trả này để giải quyết vốn kinh doanh tạm thời.

- Đảm bảo mức dự trữ tồn kho sản phẩm, nguyên vật liệu hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, giảm lượng vốn ứ đọng .

- Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Dự kiến hiệu quả của giải pháp:

- Giải quyết tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh của công ty khi xảy ra - Giúp công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu giấy tại Việt Nam từ nay tới 2015

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015

Sản lượng sản xuất (tấn ) 1.988.000 2.415.000 5.000.000

Tiêu dùng (tấn) 2.424.136 2.882.243 6.052.000

Tiêu dùng trên đầu người (kg/người)

28 32 61

( Nguồn : Tạp chí Công nghiệp giấy)

Đồ thị : Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy tới 2015, tại Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 53 - 55)