Phân tích ma trận SWOT để đánh giá tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công tyđối với các mặt hàng chủ lực

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 46 - 47)

- Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ: Tổng diện tích: 2.362,15 ha.

2.6. Phân tích ma trận SWOT để đánh giá tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công tyđối với các mặt hàng chủ lực

2.6.1 Phân tích môi trường bên ngoài công ty

Cơ hội

- Tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong nước ổn định, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao. Nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới. Theo dự báo của Tổng công ty giấy Việt Nam thì mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm của Việt Nam năm 2009 ước đạt 28 kg. Ước đến năm 2015 mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người là 61kg. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng quy mô sản xuất, vì lượng cầu trong nước lớn hơn lượng cung rất nhiều.

- Quá trình hội nhập sẽ đem đến sự sôi động trong nền kinh tế, trao đổi buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới sẽ tăng mạnh. Hội nhập mở ra cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến của các quốc gia công nghiệp giấy như: Thái Lan, Indonesia…, để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam. Đồng thời mang lại những cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài. Thông qua cọ xát, cạnh tranh ngành giấy và các DN trong ngành sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tri thức rèn luyện và nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ nhân lực vốn còn hạn chế của ngành.

Nguy cơ

- Mức độ cạnh tranh giữa các công ty giấy trong nước ngày càng gay gắt. Các chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh để chiếm lấy thị phần trong nước với những chiến lược Marketing tốt cùng với khả năng tài chính vững mạnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị phần của Công ty CP tập đoàn Tân Mai trong thời gian tới.

- Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là khi mà thuế nhập khẩu được bãi bỏ theo lộ trình AFTA, WTO. Giấy nhập ngoại với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh xuất hiện ồ ạt và tràn lan trên thị trường cũng gây không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ và mở rộng thị trường trong nước. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho ngành giấy Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai nói riêng. Công ty sẽ phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực ….để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật trên thế giới làm cho máy móc thiết bị của công ty trở nên lạc hậu, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên thị hiếu và nhu cầu đòi hỏi những sản phẩm mới ra đời phải tốt hơn, chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn là điều tất yếu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w