Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tập ĐoànTân Mai 1 Doanh số và thị phần

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 29 - 33)

d. Về chiến lược chiêu thị cổ động.

2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tập ĐoànTân Mai 1 Doanh số và thị phần

2.3.1 Doanh số và thị phần

Doanh số

Bảng 2.9: Doanh số của Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

% 07/2006 % 08/2006 % B/Q2 năm 2 năm

Doanh số 744 1.107 1.341 148,79% 121,14% 134,96%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhận xét:

Doanh số năm 2006 của công ty đạt 744 tỷ đồng, doanh số năm 2007 tăng 48,79% so với năm 2006 đạt 1.107 tỷ đồng, doanh số năm 2008 đạt 1.341tỷ

đồng tăng 21,14% so với năm 2007. Như vậy, doanh số công ty tăng trưởng qua các năm chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, hoạt động sản xuất của công ty ngày càng có hiệu quả.

Thị phần

- Tổng thị phần của Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai năm 2008 là 4,69%, giảm so với năm 2007 là 5,87% và năm 2006 là 6,36%. Nguyên nhân là do tổng nhu cầu sử dụng giấy cả nước không ngừng tăng cao: năm 2008 tăng 24% so với 2007 và tăng 43% so với năm 2006. Trong khi đó, lượng tăng tiêu thụ giấy các loại của Tân Mai từ năm 2006 đến năm 2008 là không đáng kể, bình quân ở mức 120.000 tấn/năm.

Bảng 2.10: Thị phần giấy Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008

ĐV: Tấn Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

Tổng nhu cầu sử dung giấy các loại cả nước 1554578 1800726 2232900

Tổng lượng tiêu thụ giấy Tân Mai 99164 105633 104712

Tổng thị phần giấyTân Mai 6,38% 5,87% 4,69%

Biểuđồ : Thị phần giấy Tân Mai (2006-2007-2008)

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Thị phần giấy in báo

- Thị phần giấy in báo năm 2008 chiếm 51,23% giảm 21,62% so với thị phần năm 2006 là 72,85%. Giấy in báo là sản phẩm chủ lực của Tân Mai vì công ty là nhà sản xuất giấy in báo duy nhất của cả nước. Đây là lợi thế của công ty, vì trong nước đối với mặt hàng này công ty độc quyền, chỉ cạnh tranh với giấy nhập. Do đó công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng phát huy tối đa lợi thế này để tăng doanh thu cho mình .

Nguồn nguyên liệu và bột tự sản xuất ở nhà máy (bột CTMP và DIP), làm cho chu trình sản xuất giấy in báo khép kín từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm giấy in báo. Nên giá thành của công ty luôn ổn định, nguồn cung không bị biến động nhiều. Đây là lợi thế giúp công ty cạnh tranh được với nguồn giấy ngoại.

Bảng 2.11: Thị phần giấy in báo Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh)

ĐV: Tấn Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

Tổng lượng tiêu thụ giấy in báo Tân Mai 69.936 51.081 58.399

Tổng thị phần giấy in báo Tân Mai 72,85% 46,53% 51,23%

Biểu đồ :Thị phần giấy in báo Tân Mai (2006-2007-2008)

Thị phần giấy in viết

- Tồng lượng tiêu thụ giấy in viết của Tân Mai năm 2008 đạt 66.979 tấn, chiếm 16,54%, giảm 6,25% so với năm 2007 là 22,79%. Nguyên nhân là do nguồn giấy nhập khẩu dồi dào, chất lượng cao mà giá cả thì rất cạnh tranh nên một số khách hàng đã chuyển hướng sang dùng giấy ngoại. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để lấy lại thị trường và nắm bắt được cơ hội hiện nay về mặt hàng này.

Bảng 2.12: Thị phần giấy in viết Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008

ĐV: Tấn Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

Nhu cầu giấy in viết cả nước 235.785 271.812 405.000

Tổng lượng tiêu thụ giấy in viết Tân Mai 46.837 61.936 66.979

Tổng thị phần giấy in viết Tân Mai 19,86% 22,79% 16,54%

Biểu đồ : Thị phần giấy in viết Tân Mai (2006-2007-2008)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w