Cơng ty Coca Cola Chương Dương

Một phần của tài liệu 109 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Trang 60 - 65)

1. Đặc thù của hoạt động chuyển giá tại MNC’ sở Việt Nam và những

1.3.1.1 Cơng ty Coca Cola Chương Dương

Vào những năm trước, tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thương hiệu Coca Cola Chương Dương là liên doanh giữa cơng ty giải khát Chương Dương thuộc bộ Cơng Nghiệp với Cơng ty Coca Cola Indochina PTE., LTD được cấp giấy phép kinh doanh ngày 27/09/1995 với tổng vốn đầu tư là 48,7 triệu USD, vốn pháp định là 20,7 triệu USD, phía Việt Nam gĩp 8,3 triệu USD bằng giá trị quyền sử dụng 6 ha đất trong thời gian 30 năm chiếm 40% trong tổng vốn đầu tư, với ngành nghề sản xuất kinh doanh là nườc giải khát mang nhãn hiệu Coca Cola, Fanta, Sprite theo License của cơng ty Coca Cola Company, Atlanta, Georgia Hoa Kỳ và một số loại nước giải khát khác.

Coca Cola đã sử dụng chính sách định giá chuyển giao để nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường. Quy trình chuyển giá được tiến hành theo thứ tự như sau: Trước tiên, nâng giá trị máy mĩc thiết bị, cơng nghệ... để làm tăng phần vốn gĩp, bên phía Việt Nam (Chương Dương) khơng cĩ năng lực kiểm sốt vấn đề này và quan trọng hơn là Luật Pháp Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ để ngăn chặn hay cĩ biện pháp chế tài cần thiết. Vì nhận thấy được vấn đề nên năm 1996 Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam đã sửa đổi bổ sung quy định về phần bắt buộc phải định giá phần vốn gĩp bằng máy mĩc thiết bị của bên ngồi, nhưng vẫn cịn mang tính chất chung chung, chưa cĩ một trường hợp nào chế tài vì lý do chuyển giá khi gĩp vốn liên doanh.

Sau đĩ, cơng ty Coca Cola tiến hành thực hiện chiến lược bán phá giá và sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ để giành thị trường và thơn tính các doanh nghiệp nội địa theo “kiểu cá lớn nuốt cá bé”. Cơng ty này làm được điều này do khả năng tài chính hùng hậu từ cơng ty mẹ và bên đối tác liên doanh tại nước chủ nhà sẽ khơng đủ lực về tài chính để lao vào cuộc cạnh tranh hồn tồn bất lợi cho mình. Và cũng như cuộc đấu tranh giành thị trường của các cơng ty nước giải khát tại thị trường TP. HCM đã từng tồn tại cuộc đối đầu giữa hai cơng ty khổng lồ về nước giải khát Coca Cola và Pepsi. Các cơng ty nội địa như Chương Dương, Hịa Bình... khơng đủ sức trong cuộc cạnh tranh giành thị trường và cuối cùng phải bỏ cuộc. Riêng cơng ty nước giải khát Tribeco nhờ cĩ sự thay đổi chiến lược kinh doanh kịp thời nên cịn tồn tại trong thế yếu, vì cơng ty đã giảm khoảng 50% cơng suất nước ngọt để sản xuất sữa đậu nành để khơng làm ảnh hưởng sản xuất, đời sống cơng nhân, cố gắng kìm giữ thị phần nước ngọt sao cho đừng xuống quá thấp. Hiện nay Tribeco bảo tồn đồng vốn của mình trước các địn cạnh tranh khơng cân sức của hai ngã khổng lồ là Coca Cola và Pepsi coca.

Hiện tượng bán phá giá ở cơng ty Coca Cola Chương Dương được thể hiện rõ nét, lượng bán phá giá đạt đến mức kỷ lục 25-30% doanh thu, gĩp phần gây lỗ trầm trọng hơn cho liên doanh, nhưng lại cĩ lợi cho thương hiệu của cơng ty mẹ ở nước ngồi. Mặc dù doanh số bán của liên doanh Việt Nam luơn tăng nhưng giá bán ra lại giảm dần:

Thời điểm Giá bán (VND)/ thùng Tỷ lệ thay đổi 23/06/96 32,400 03/06/97 29,700 9% 01/09/97 28,350 5% 19/09/07 27,700 2% 01/03/98 22,600 23%

Nguồn: cục thuế TP. Hồ Chí Minh

0 10,000 20,000 30,000 40,000 15/05/96 23/08/96 01/12/96 11/03/97 19/06/97 27/09/97 05/01/98 15/04/98 Giá bán VND/ thùng

Việc kê khai giảm giá đầu ra của doanh nghiệp này khơng những thực hiện được hành vi chuyển giá trong nội bộ của cơng ty liên doanh Coca Cola Chương Dương mà cịn thao túng thị trường nội địa tại Việt Nam thơng qua việc bán phá giá này. Được thể hiện rõ đối với sản phẩm Coca Cola: một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 Cents (khoảng 10,500 đồng) trong khi tại thị trường Việt Nam bình quân một lon Coca Cola chỉ khoảng từ 5,000 đồng – 7,000 đồng (gần bằng 40-50 cent) thấp hơn giá bình quân một lon trên thị trường Mỹ là 25 cents (Lưu ý: giá quy đổi tạm tính 14,000 đồng = 1 USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của cơng ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ cơng ty mẹ

thơng qua chiến lược bán hàng và chính sách mua nguyên liệu từ cơng ty mẹ ở chính quốc.

Qua nghiên cứu cho kết quả là cơng ty Coca Cola đã xâm chiếm thị phần các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4 năm 1998) Coca Cola đã bán phá giá kỹ lục là 30% trong khi liên doanh này khơng hề cĩ sự chuyển biến rõ rệt cơng nghệ, về năng suất lao động và hiệu suất trong các khâu khác. Đợt khuyến mãi “Cúp bĩng đá thế giới năm 1998” cơng ty đã chi ra 1,3 tỷ đồng bất chấp sự khơng đồng ý của phía đối tác Việt Nam, làm cho cơng ty đã lỗ càng lỗ nặng, trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3-4/ 1998 dung tích của chai nước ngọt Coca Cola tăng lên 50% (200ml – 300ml) nhưng giá bán khơng đổi, kết quả là cơng ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng. Theo số liệu của cục thuế TP. Hồ Chí Minh thì Coca Cola bị lỗ liên tiếp trong 3 năm liên tục từ năm 1996 đến 1998:

Năm Tỷ suất lợi nhuận

LN/Tài sản rịng

LN/Doanh thu Tỷ lệ thay đổi TSLN

1996 -24,80% -22,10%

1997 -24,50% -11,30% -22,13% 11%

1998 -52,10% -26,30% -46,50% 53%

Nguồn: cục thuế TP Hồ Chí Minh Thật là thiếu sĩt nếu ta khơng kể đến một nguyên nhân gây lỗ nửa cho cơng ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là hình thức gián tiếp chuyển lợi nhuận ra nước ngồi thơng qua chính sách bao tiêu nguyên liệu của cơng ty mẹ ở nước ngồi. Từ bảng số liệu doanh thu và chi phí của cơng ty năm 1996:

Diễn giải Số tiền (USD) Tỷ lệ phần trăm

Doanh thu 239.761.715

Tổng chi phí 266.375.982 100%

Nguyên vật liệu 160.204.461 60%

Khấu hao 7.991.279 3%

Thuế doanh thu 18.646.318 7%

Chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng 71.921.515 27%

Các khoản khấu trừ khác 7.612.409 3%

Nguyên vật liệu Khấu hao

Thuế doanh thu CP tiếp thị, CP bán hàng

Các khỏan khấu trừ khác

Ta thấy chi phí nguyên vật liêu chiếm 60% trong tổng chi phí và chiếm 67% trong tổng doanh thu. Đây là tỷ lệ lớn, khơng phù hợp đối với ngành nước giải khát và dễ thấy rằng nếu chi phí này đúng và hợp lý thì chưa tính đến chi phí quảng cáo chỉ tính đến một số khoản chi phí cần thiết cho sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thuế doanh thu thì cơng ty đã bị lỗ. Trong tình hình của cơng ty Coca Cola Chương Dương do Nhà nước chưa quản lý được giá nguyên liêu mua vào của cơng ty từ Cơng ty mẹ ở chính quốc nên cĩ thể xảy ra hiện tượng bán hàng cao hơn giá thực tế nhằm mục

đích gây lỗ cho liên doanh tại Việt Nam nhưng cơng ty mẹ tại chính quốc lại lời do bán được nguyên liệu cĩ lời hay nĩi một cách khác tiền lời đã chuyển từ đối tác Việt Nam sang nhà đầu tư nước ngồi.

Một phần của tài liệu 109 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)