Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 41 - 53)

Độ theo khu vực địa lý

Như đã phân tích ở trên OFDI của các doanh nghiệp Ấn Độ tùy theo từng giai đoạn mà khu vực đầu tư được ưu tiên sẽ khác nhau. Xét một cách tổng quát, khu vực đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ được chia thành khu vực các nước đang phát triển (phạm vi khá rộng lớn), và khu vực các nước phát triển (đứng đầu là Mỹ)

a. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ tại các nước đang phát triển

Trong những năm 1960, nhiều công ty Ấn Độ đã nắm bắt cơ hội đầu tư vào châu Phi khi nhiều nước ở châu Phi tiến hành quá trình công nghiệp hóa đất nước sau khi dành lại được độc lập. Các công ty Ấn Độ cũng hướng tới châu Phi bởi những

quan hệ kinh doanh vốn có từ thời còn là thuộc địa của Anh và bởi sự có mặt của một lượng lớn dân cư có nguồn gốc Ấn Độ ở châu Phi.

Bảng 4: Sự phân bổ theo khu vực của dòng vốn OFDI của Ấn Độ vào các nước đang phát triển

Nguồn: Jaya Prakash Pradhan (June 2008), Đầu tư trực tiếp của Ấn Độ vào các nước đang phát triển :xu hướng đang nổi và những tác động tới sự phát triển,Viện nghiên cứu phát

triển công nghiệp

Từ bảng 4 ta có thể thấy:

Trong giai đoạn 1961-1969, Châu Phi nổi lên như là khu vực nhận đầu tư lớn nhất từ Ấn Độ trong khu vực các nước đang phát triển, chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ với 3 công ty đa quốc gia của Ấn Độ đầu tư vào châu lục này. Bên cạnh châu Phi còn có châu Á và châu Đại Dương cũng thu hút vốn đầu tư từ Ấn Độ với 4 nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào 2 châu lục này và chiếm 40% tổng dòng vốn đầu tư của Ấn Độ vào các nước đang phát triển. Ấn Độ có thể đầu tư vào các nước châu Á là do các nước này dễ tiếp cận về mặt địa lý, do mối liên kết về văn hóa và sự tương đồng về thể chế từ thời còn là thuộc địa của Anh. Trong khi đó, do xa cách về mặt địa lý, rào cản ngôn ngữ, quan hệ thương mại mờ nhạt đã ngăn cản

7

Giai đoạn Dòng vốn FDI (Triệu USD) Châu Phi Châu Mỹ Latinh

và Caribe

Châu Á và châu Đại Dương

Đông Nam Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập

Tổng 1961–69 13 (60,0) 9 (40,0) 22 (100) 1970–79 35 (42,0) 46 (55,1) 2 (2,9) 84 (100) 1980–89 25 (21,9) 0,2 (0,2) 61 (52,5) 29 (25,4) 116 (100) 1990–99 317 (16,8) 47 (2,5) 1445 (76,4) 81 (4,3) 1890 (100) 2000–2007 2968 (33,8) 1132 (12,9) 3407 (38,8) 1281 (14,6) 8788 (100) Tất cả các năm 3358

(30,8) 1179 (10,8) 4968 (45,6) 1394 (12,8) 10900 (100) Số công ty 1961–69 3 4 6 1970–79 11 43 1 52 1980–89 24 2 86 3 106 1990–99 152 19 493 83 692 2000–2007 245 43 794 32 1012

Tất cả các năm 398 61 1298 112 1674

Số các nước nhận đầu tư

các công ty Ấn Độ đầu tư vào các nước Châu Mỹ Latinh, vùng Caribe, Đông Nam Châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).

Trong giai đoạn 1970-1980, dòng vốn OFDI của Ấn Độ vào châu Phi giảm sút phần lớn là do chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài, xung đột về chính trị và tranh chấp nội bộ. Vốn đầu tư từ Ấn Độ vào châu Phi đã giảm sút từ 35 triệu USD vào những năm 1970 xuống tới 25 triệu USD vào những năm 1980. Mặc dù số lượng các công ty Ấn Độ đầu tư vào châu Phi tăng từ 11 lên 24 trong giai đoạn những năm 1970 và 1980, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư giảm xuông từ 42% xuống 21,9 % trong giai đoạn 1980-1990. Trong khi đó, từ những năm 1970, các nước châu Á trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Ấn Độ. Đó là do điều kiện chính trị ổn định, xu hướng thị trường phát triển lành mạnh, và khung chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng của các nước châu Á. Trong những năm 1980, hơn một nửa số vốn đầu tư của Ấn Độ vào các nước đang phát triền tập trung vào châu Á với sự có mặt của khoảng 86 công ty Ấn Độ. Trong khi đó, các nước đang phát triển tại châu Mỹ Latinh, vùng Caribe, Đông Nam Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập dần thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Ấn Độ.

Những năm 1990, với sự tự do hóa về chính sách OFDI, các công ty đa quốc gia Ấn Độ đã đẩy mạnh đầu tư vào khu vực đang phát triển. Trong giai đoạn 1980- 1990, số lượng các công ty Ấn Độ đầu tư vào 4 khu vực: châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh và Caribe, Đông Nam Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập lần lượt tăng từ 24 lên 152, 86 lên 493, 2 lên 19 và 3 lên 83. Trong đó, châu Á và châu Đại Dương là khu vực đầu tư hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Ấn Độ, kế tiếp là châu Phi.

+ Châu Phi

Dòng vốn đầu tư chảy vào châu Phi tăng nhanh trong thập niên vừa qua. Dòng vốn FDI trong giai đoạn 2000-2007 cao hơn 836% so với giai đoạn 1990-1999. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn FDI vào châu Phi từ Ấn Độ đi kèm với sự mở rộng về mặt địa lý. Mặc dù trong những năm 1970 khi đầu tư vào châu Phi các công

ty Ấn Độ chỉ đầu tư vào các nước Nigeria, Kenya và Uganda, nhưng vào giai đoạn 2000-2007, có tới 28 nước nhận đầu tư từ Ấn Độ. [13, trang 7]

Trong giai đoạn 1961-2007, Đông Phi mà dẫn đầu là Mauritius nổi lên như là khu vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm khoảng 73% tổng dòng vốn OFDI của Ấn Độ vào châu Phi. Chỉ riêng Mauritius đã chiếm khoảng 70% dòng vốn đầu gtư của Ấn Độ vào châu Phi. Là một trung tâm tài chính quốc tê, Mauritius thu hút một số lượng lớn các công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư để cung cấp phần mềm cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. [13, tr.7]

Một quốc gia khác ở Đông Phi thu hút nhiều vốn đầu tư của Ấn Độ từ những năm 1970 là Kenya. Tại Kenya, các công ty từ Ấn Độ đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực từ các ngành công nghệ thấp tới các ngành đòi hỏi nhiều chất xám. Dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào dược phẩm, tiếp đó là máy móc và thiết bị, hóa chất, hàng dệt may và hàng thêu, giấy và sản phẩm từ giấy. Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như: dịch vụ tài chính và bảo hiểm, sản phẩm nhựa và cao su, phần mềm, in ấn và xuất bản. Vào tháng 1 năm 2008, công ty Essar, một công ty của Ấn Độ đã đầu tư vào ngành lọc dầu của Kenya bằng cách mua lại cổ phần tại Tổng công ty lọc dầu Kenya. Sở dĩ các công ty Ấn Độ đầu tư nhiều vào Kenya là do hai nước có quan hệ văn hóa, thương mại và dân tộc khá lâu đời. Tuy nhiên, xung đột chính trị gần đây nhất xảy ra vào năm 2008 đã làm cho môi trường đầu tư trở nên không an toàn ở Kenya. Trong cuộc xung đột này, những người Kenya gốc Ấn Độ- vốn có vai trò là cầu nối dẫn đầu tư từ Ấn Độ sang Kenya- đã phải chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sự việc này có tác động tiêu cực tới tương lai gần của dòng vốn OFDI từ Ấn Độ vào Kenya. [13, tr.7-9]

Tại Châu Phi các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào khá nhiều các lĩnh vực khác nhau. Ban đầu, dòng vốn đầu tư của Ấn Độ vào Châu Phi trong giai đoạn những năm 1960-1980 chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nhưng từ những năm 1990, các doanh nghiệp Ấn Độ trở nên chú trọng nhiều hơn tới ngành sản xuất cơ bản và ngành dịch vụ. Nếu xét về tổng số vốn của Ấn Độ vào châu Phi trong giai đoạn 1961-2007,

ngành công nghiệp chiếm nhiều nhất với 1,877 tỷ USD- gần 56%. Trong giai đoạn này, có tổng số 229 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp Ấn Độ đầu tư vào 15 ngành khác nhau tại tổng số 23 nước tại châu Phi. Trong ngành công nghiệp, ngành đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Ấn Độ là hóa chất (32%), cao su và nhựa (8%), thiết bị vận tải (3,7%), sản phẩm và kim loại cơ bản ( 2,2 %) và máy móc, thiết bị (1,7%). Xu hướng đầu tư vào ngành công nghiệp của Ấn Độ tại châu Phi phù hợp với kết luận của những nghiên cứu gần đây rằng đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ ra nước ngoài không còn giới hạn ở những ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động như trước kia nữa. [13, tr.12]

Trong giai đoạn 1961-2007, ngành dịch vụ của Châu Phi chiếm khoảng 26% tổng vốn FDI từ Ấn Độ và là ngành nhận đầu tư lớn thứ hai sau ngành công nghiệp. Trong ngành dịch vụ, lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin thu hút nhiều vốn đầu tư nhất với 9,6%, tiếp đó là dịch vụ tài chính và bảo hiểm với 7,5%, dịch vụ vận tải vơi 5%, phim và giải trí 1,8%. Có khoảng 163 công ty dịch vụ Ấn Độ đầu tư tại 17 nước trên khắp châu Phi. Xét về lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin thì Mauritius là nước nhận đầu tư lớn nhất Châu Phi. Với hệ thống phương tiện viễn thông trên mặt đất và cơ sở hạ tầng được trang bị tốt kết hợp với sự phổ biến của công nghệ thông tin và nguồn nhân lực có khả năng sử dụng 2 ngôn ngữ, Mauritius ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ. Nam Phi có lực lượng lao động lành nghề, biết nhiều ngôn ngữ, lương thấp kết hợp với việc gần Trung Đông và Châu Âu, đã nổi lên như là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin từ Ấn Độ. Kenya và Uganda là các nước châu Phi khác thu hút các công ty phần mềm Ấn Độ. Đầu tư của Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính vào Châu Phi diễn ra trong phạm vi khá rộng, như môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và tài sản, cho thuê tài chính, bảo hiểm và thành lập các công ty đầu tư. Mauritius là trung tâm tài chính, đồng thời là nước nhận đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính lớn nhất từ Ấn Độ. [13, tr.13-14]

Ngoài Mauritius, còn có nhiều quốc gia châu Phi khác thu hút vốn đầu tư từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ấn Độ trong lĩnh vực tài chính như Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Nam Phi, Zambia, và Zimbawe. Hầu như tất cả các doanh nghiệp Ấn Đô đầu tư vào dịch vụ vận tải ở Châu Phi đều hướng tới Mauritius. Trong đó các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là hàng không, tàu biển và chuyển phát nhanh.

+ Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe

So với các nước đang phát triển khác thì đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh và Caribe là hơi muộn và mới chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây với quy mô đầu tư tương đối nhỏ. Trong những năm 1980 và 1990, tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào khu vực này chỉ khoảng 47 triệu đô la. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000-2007, đầu tư của Ấn Độ vào khu vực này đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến cuối cuối tháng 3 năm 2007, tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh khoảng 1179 triệu USD với khoảng 61 công ty Ấn Độ tham gia đầu tư. Trong đó, Bermuda là nước châu Mỹ Latinh nhận nhiều vốn đầu tư từ Ấn Độ nhất với khoảng 45% tổng vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Mỹ Latinh (tương đương 531 triệu USD). Ngoại trừ một dự án trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông được thực hiện bởi công ty Reliance Infocomm, tất cả các dự án đầu tư khác của Ấn Độ vào Bermuda- một trung tâm tài chính- đều diễn ra trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin. Có tổng số 8 công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư vào Bermuda nhằm phục vụ nhu cầu về dịch vụ phần mềm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, quỹ đầu tư. Cuba, Trinidad và Tobago, St Vincent, và Bahamas là những điểm đến khác tại ở Châu Mỹ thu hút một lượng nhỏ vốn đầu tư của một số ít các công ty Ấn Độ. [13, tr.14]

Trong giai đoạn từ những năm 1990 tới những năm 2000, đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh gần như tăng mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hơn một nửa số vốn từ Ấn Độ chảy vào Châu Mỹ Latinh được đầu tư vào ngành dịch vụ, tiếp sau đó là ngành sản xuất cơ bản (chiếm 36%), và ngành công nghiệp (14%). Có tổng số 26 công ty Ấn Độ đang đầu tư tại 10 nước Châu Mỹ Latinh. Trong ngành dịch vụ, hai lĩnh vực chiếm phần lớn vốn đầu tư từ Ấn Độ là dịch vụ phần mềm (30%) và dịch vụ viễn thông (18%). Trong ngành sản xuất cơ bản, các công ty Ấn Độ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí ga. Đầu tư nhằm tìm kiếm khí ga và dầu mỏ của Ấn Độ

đều được thực hiện bởi tổng công ty dầu khí Ấn Độ và hướng vào 2 nước chủ yếu là Braxin và Cuba. Đầu tư vào ngành công nghiệp diễn ra trên diện rộng nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực dược phẩm, lương thực và đồ uống. [13, tr.17]

+ Châu Á và Châu Đại Dương

Các doanh nghiệp Ấn Độ bắt đầu đầu tư vào Châu Á từ năm 1961. Kể tử đó, lượng đầu tư của Ấn Độ vào Châu Á liên tục tăng. Nếu như trong những năm 1960, tổng lượng FDI của Ấn Độ vào Châu Á chỉ là 9 triệu USD thì trong những năm 1980 con số này là 61 triêu USD và tăng mạnh trong những năm 1990 để tới giai đoạn 2000-2007, con số này đạt tới 3,4 tỷ USD. Tới năm 2008, có khoảng 1298 công ty Ấn Độ đầu tư vào khu vực này. Rõ ràng, các công ty Ấn Độ rất tích cực đầu tư vào các nội khu vực, nơi có những điểm tương đồng về văn hóa, môi trường kinh doanh. [13, tr.17]

Đông Nam Á là khu vực nhận đầu tư lớn nhất từ Ấn Độ trong khu vực châu Á và châu Đại Dương với tỷ lệ vốn đầu tư nhận được là 48% so với tổng vốn trong khư vực. Trong đó, chỉ riêng Singapore đã chiếm tới 35% và trở thành nước nhận nhiều đầu tư từ Ấn Độ nhất trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương. Các công ty Ấn Độ đầu tư vào Singapore từ năm 1977 những phải tới đầu những năm 1990, vốn đầu tư vào nước này mới tăng mạnh. Khoảng 20% vốn FDI của Ấn Độ (tương đương với 340 triệu USD) chảy vào Singapore được đầu tư vào thiết bị vận tải, tiếp sau đó là lĩnh vực dịch vụ viễn thông (289 triệu USD tức là khoảng 16,5%), phần mềm (265 triệu USD, 13%), máy tính và điện tử (85 triệu USD, 5%). Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như thức ăn và đồ uống, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, dịch vụ vận tải, hóa chất, dịch vụ xây lắp và du lịch. Với cơ sở hạ tầng được trang bị tốt, hỗ trợ cho thương mại, viễn thông, và chính sách đầu tư song phương cũng như lợi thế tiếp cận thị trường khối ASEAN, Nhật Bản, Mỹ và Úc (do Singapore đã ký hiệp ước thương mại tự do với những nước này) Singapore đã và đang trở thành điểm đầu tư ưa thích của các doanh nghiệp Ấn Độ. Gần đây có xu hướng các công ty Ấn Độ niêm yết chi nhánh của mình trên thị trường chứng khoán Singapore. [13, tr.17-20]

Xét về lĩnh vực đầu tư, cũng giống như các khu vực khác, khi bắt đầu đầu từ

vào khu vực châu Á và châu Đại Dương những năm 1960, các doanh nghiệp Ấn Độ chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp. Những năm 1970, các công ty dịch vụ Ấn Độ bắt đầu đầu tư vào Châu Á, tuy nhiên so với ngành công nghiệp thì còn rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 41 - 53)