OFDI đang ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng. Vì vậy có thể nói, khi thực hiện OFDI, tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp nước ngoài rất cao nếu có những bước đi hợp lý như tìm hiểu thị trường nước nhận đầu tư một cách thấu đáo trước khi đầu tư, hay đưa ra những đối sách hợp lý trong suốt quá trình đầu tư… Sau đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp đã thành công khi thực hiện OFDI.
General Motor (GM)- hãng xe lớn nhất thế giới đã gặt hái rất nhiều thành công tại Trung Quốc. GM đã vượt qua đại kình địch Volkswagen tại Trung Quốc dựa trên khả năng tận dụng cơ hội, xây dựng đối tác đáng tin cậy và làm hài lòng người tiêu dùng Trung Quốc. Nếu như năm 1998, tổng lượng xe bán ra ở Trung Quốc chỉ dưới 2 triệu chiếc thì 7 năm sau, con số này tăng lên 6 triệu chiếc và đến cuối năm 2006 đạt đến mức 7 triệu chiếc. Một trong những bí quyết thành công của GM tại Trung Quốc là khả năng tận dụng thời gian và xuất phát sớm nên kiếm được với những đối tác tốt nhất để chiếm lĩnh thị phần một cách chắc chắn. Trong khi đó những đối thủ đến sau thường không có sự lựa chọn đúng ý mà bắt buộc phải liên kết với các đối tác không mấy mạnh. Thêm vào đó, GM luôn đi tiên phong và đưa ra những quyết sách kịp thời: Năm 1998, GM đã có nhà máy lắp ráp độc lập đầu tiên mẫu Buick Regal và bán được 61.000 chiếc. [29]
Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tiên thực hiện OFDI và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định. Năm 2005-2006, Viettel đã quyết định đầu tư vào Campuchia khi tiềm lực kém bây giờ rất nhiều. Tuy nhiên,
Viettel đã vượt qua rất nhiều “ông lớn” về viễn thông của thế giới đến từ Malaysia, Thái Lan, Thụy Điển đã phải mất nhiều năm mới có “chỗ đứng” thì chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh, Viettel đã trở thành nhà mạng số 1 về mạng lưới với 42% số lượng trạm BTS, 88% số lượng km cáp quang và số 2 về số thuê bao. Còn tại Lào, ngay khi khai trương, Viettel đã đứng thứ nhất về hạ tầng. Bí quyết thành công của Viettel là mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, là kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội. Bên cạnh việc đầu tư rất lớn vào hạ tầng, với việc xây dựng một hạ tầng cáp quang rộng khắp Viettel còn triển khai các chương trình xã hội như Internet trường học, điện thoại nông thôn. [30]
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ẤN ĐỘ