Các doanh nghiệp thất bại trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 35)

Wal-mart là công ty của Mỹ, nổi tiếng là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới được thành lập năm 1962 và bắt đầu đầu tư ra nước ngoài từ những năm 1980. Để trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, Wal-mart đã trải qua rất nhiều thành công khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhưng cũng gặp không ít thất bại. Một trong những thất bại điển hình của Wal- mart là khi tập đoàn này tiến hành thâm nhập vào thị trường Đức. Sau 8 năm vất vả gây dựng hệ thống cửa hàng tại Đức, Wal-mart đã phải rút lui khi doanh số bán hàng không như ý và ngày càng sụt giảm mặc dù hãng có khoảng 85 cửa hàng tại Đức. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của Wal-mart là do hãng này không nắm rõ luật lệ ở Đức, thói quen mua sắm và cả khẩu vị của người Đức. Trước khi thất bại ở Đức, Wal-mart đã từng thất bại ở Hàn Quốc cũng với những lý do tương tự. [28]

SK Telecom là mạng di động lớn nhất Hàn Quốc với hơn 50% thị phần. Đầu tư vào thị trường Việt Nam, ban đầu SK Telecom nhìn thấy tiềm năng lớn với dân số đông, trẻ, năng động và kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định, cao. Năm 2003, SK Telecom chính thức vào thị trường thông tin di động Việt Nam dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT) trong dự án S-Fone (ra mắt 1/7/2003).Tuy nhiên, SK Telecom đã thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Sau nhiều năm chật vật tại thị trường Việt Nam, cuối cùng, vào năm 2009 SK Telecom đã chính thức tuyên bố dừng đầu tư vào S-Fone. Nguyên nhân thất bại của SK Telecom tại Việt Nam là do công ty này quá tham vọng khi hình ảnh của công ty còn yếu và cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ bản địa. Ngoài Việt Nam, trước đó SK Telecom đã từng thất bại ở Mỹ với mạng di động Helio và ở Trung Quốc với mạng di động Unicom. [27]

Cuối năm 1999, công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng giao thông Đức Hạnh (Duhaco) hợp đồng với Bộ Tài nguyên nước và Khí tương Vương quốc Campuchia về việc nạo vét kênh Tà Tam thuộc huyện Kong Pong Lieu, tỉnh Prey Veng. Trị giá toàn bộ công trình này khoảng 3 triệu USD. Cũng trong năm này, Duhaco đã ký hợp

đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Rithymexco trong 20 năm để khai thác cát, đá, sỏi, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dưng… Đặc biệt, trong khuôn khổ hợp tác này, hai nhà đầu tư đã nhận được một hợp đồng thực hiện khai thác một triệu khối cát, sỏi trên sông Mekong trong thời gian hai năm với tổng giá trị hợp đồng 1,8 triệu USD. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm đầu tư 4 tỷ đồng cho việc khảo sát, lập thiết kế và lập dự toán công trình, dự án này đã không thể được triển khai do công nhân kỹ thuật Việt Nam không muốn sang Campuchia làm việc, và không thể thuê lao động địa phương do không nắm rõ nguồn gốc. [26]

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 35)