Chiến lược giá

Một phần của tài liệu 15 Chiến lược Marketing nhằm mở rộng thị trường khung trần - vạch ngăn thạch cao của công VTJ tại Cambodia  (Trang 56 - 57)

- Do Công ty có nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính và có nhà máy với quy mô lớn nên có lợi thế cạnh tranh về giá cả so với các đối tác.

c. Lợi ích của tổ chức bộ phận Marketing:

3.3.2. Chiến lược giá

Công ty trong thời gian vừa qua đã áp dụng chính sách giá rất linh hoạt, biến động theo thị trường, theo vụ mùa, và việc định giá cũng theo doanh số mà khách hàng đạt được, theo thời gian thanh toán nhanh hay chậm của khách hàng, theo tình hình thực tế cạnh tranh trên thị trường.

Vậy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng mở rộng thị trường, cũng như tối đa hóa lợi nhuận thì Công ty nên xây dựng chiến lược giá như sau:

+Cách thực hiện chiến lược:

- Chiến lược chiết khấu tiền mặt: Phải chiết khấu tiền mặt (%) cho các trung tâm phân phối cấp một và cấp hai khi họ đạt được doanh số mà Công ty đã quy định.

- Chiến lược chiết khấu theo số lượng: Thì phải thực hiện khi mua với số lượng lớn và họ muốn làm trung tâm phân phối của mình, hoặc có sản phẩm mới mà Công ty muốn giới thiệu nên Công ty khuyến mãi sản phẩm mới khi mua một lượng hàng nào đó.

- Chiến lược định giá cao: Với những sản phẩm chất lượng cao và có độ chống cháy cao,… nên sử dụng chiến lược định giá cao này để nhằm khẳng định sản phẩm của mình, mặt khác nhắm vào khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng cao như các chủ công trình lớn, các Villa,..

- Chiến lược định giá theo nhu cầu: Thì áp dụng với nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp, với nhà thầu (muốn lãi cao),..

+Lợi ích mang lại:

- Mang cho Công ty với sự trung thành và quan hệ làm ăn lầu dài với khách hàng và sự quen thuộc.

- Mang cho khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý.

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và mở rộng thị phần.

Một phần của tài liệu 15 Chiến lược Marketing nhằm mở rộng thị trường khung trần - vạch ngăn thạch cao của công VTJ tại Cambodia  (Trang 56 - 57)