Xác định quy mô doanh nghiệp và trình độ công nghệ phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 82 - 84)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA

3.3.1. Xác định quy mô doanh nghiệp và trình độ công nghệ phù hợp

Trong thời gian tới, ngành CNCBĐ VN sẽ tiếp tục nâng cao công suất chế biến để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Tuy nhiên, không phải các nhà đầu tư cứ đầu tư vào thì tất sẽ đạt được kết quả. Trước khi đầu tư , các nhà DN cần phải nắm rõ các tiêu chí về quy mô đầu tư, trình độ công nghệ của nhà máy chế biến mà mình cần có để có kế hoạch đầu tư cho hiệu quả.

‰ Quy mô sản xuất đầu tư cho mỗi DN chỉ nên ở mức vừa và nhỏ

Sự thiếu hụt lao động trầm trọng ở những nhà máy chế biến điều VN và Aán Độ trong thời gian qua cũng đủ báo động cho chúng ta biết về tình trạng dư thừa cơ sở vật chất tại các nhà máy. Về cơ bản, các DNCBĐ nước ta và cả Aán Độ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, nên nếu tiếp tục đầu tư các nhà máy có quy mô lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động.

Theo giải pháp đề xuất của chúng tôi thì chỉ nên đầu tư xây dựng những nhà máy chế biến có công suất dưới 1000 tấn nguyên liệu / năm. Với công suất chế biến như vậy, vốn đầu tư cho cơ sở trang thiết bị, nhà xưởng của mỗi nhà máy sẽ giảm xuống đáng kể, trong khi đó, vì tận dụng được hết cơ sở vật chất cho sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất.

Xét theo các thành phần kinh tế trong ngành CNCBĐ, các DN thuộc thành phần kinh tế nhà nước thường là những DN đầu tư với quy mô lớn và khang trang quá mức. Công suất chế biến lớn hơn nhiều so với thực tế chế biến là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của DNNN về khả năng cạnh tranh trong cuộc chạy đua giảm giá thành sản xuất.

‰ Tùy thuộc vào mục đích chế biến mà lựa chọn công nghệ chế biến dựa trên hai phương pháp cơ bản: công nghệ chao dầu và công nghệ hấp liên tục. “Công nghệ chao dầu” được lựa chọn khi nhà máy còn có nhu cầu sản xuất dầu từ vỏ điều.

Như đã trình bày trong phần “năng lực công nghệ” của chương II, mỗi loại công nghệ đều có những ưu nhược điểm nhất định nên khi lựa chọn công nghệ chế biến nhân điều cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư. “Công nghệ hấp hơi liên tục” có những ưu điểm như: hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, cho ra sản phẩm nhân điều có chất lượng ổn định và trắng hơn – Vì vậy khi áp dụng công nghệ này, các DNCBĐ dễ dàng hơn trong quá trình

đưa vào ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP và là điều kiện cần cho các DN muốn nâng cao khả năng XK hàng hóa của mình ra thị trường thế giới. “Công nghệ chao dầu” có nhược điểm là gây ra ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm không ổn định và tỷ lệ hạt trắng thấp, nhưng ngược lại nó vẫn có những ưu thế riêng của nó là giúp cho các nhà máy điều chế và tận dụng được dầu từ vỏ điều, đây cũng là một nguồn thu lớn cho DN khi XK.

Tóm lại, mỗi DN thường tập trung vào những sản phẩm nhất định, do vậy họ cũng có những lựa chọn công nghệ phù hợp với mục đích của mình. Tuy nhiên, đối với những DN có định hướng vừa tạo ra sản phẩm nhân điều, vừa tạo ra dầu vỏ điều thì tốt nhất là nên kết hợp vận hành cùng lúc cả hai công nghệ trên để đạt cùng lúc nhiều mục đích. Việc vận hành cùng lúc cả hai công nghệ cần phải được tính toán, cân đối dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường về các dòng sản phẩm và lợi ích từ mỗi loại sản phẩm mang đến cho DN sao cho lợi nhuận trên mỗi đồng vốn là lớn nhất. Nếu đưa vào sử dụng cùng lúc cả hai công nghệ mà không có sự tính toán một cách khoa học sẽ dẫn đến tình trạng lợi nhuận trên mỗi đồng vốn thấp hay nói cách khác là hiệu quả đầu tư không cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)