Năng lực thu thập, phân tích và dự báo thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 43 - 46)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.2.3.Năng lực thu thập, phân tích và dự báo thị trường

Để đảm bảo thành cơng cho chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, các DN cần cĩ thơng tin đầy đủ, tin cậy và kịp thời về thị trường, sản phẩm, các điều kiện về thương mại, về các dịch vụ hỗ trợ thương mại. Tuy nhiên, nhìn chung, hiện nay các DNCB XK của Việt Nam cịn thiếu và chưa tiếp cận được với nhiều thơng tin cần thiết về thị trường điều thế giới và trong nước. Nguyên nhân của tình trạng này do:

- Thứ nhất, các nhà cung cấp thơng tin chưa hướng tới cung cấp những thơng tin mà DN cần. Thơng tin cịn tản mạn, chung chung, thiếu cụ thể, thiếu chuyên sâu.

- Thứ hai, do những hạn chế về vốn, các DNCBĐ của nước ta khơng thể đủ điều kiện để đầu tư cho cơng tác thơng tin như đào tạo cán bộ, đầu tư thiết bị thu thập, xử lý thơng tin.

- Thứ ba, Chính phủ vẫn chưa cĩ chính sách, cơ chế thật hiệu quả và hợp lý để hỗ trợ DN những thơng tin cần thiết. Hiệp hội vẫn chưa thể hiện được vai trị là đầu mối cung cấp thơng tin thị trường cho hội viên.

Phần lớn thơng tin về thị trường XK mà các DNCBĐ XK thu thập được là thơng qua một số trang WEB của các tổ chức nước ngồi (khoảng 70%). Những trang WEB mà các DN thường hay vào để tìm hiểu thơng tin về XK, giácả như: www.commodityindia.com, www.blonet.com, www.ipdgroup.com, Plantersnet.com, www.amberwoodtrading.com …

2.2.3.2. Khả năng phân tích và dự báo thị trường XK

Với 90% sản lượng chế biến được XK ra thị trường thế giới, nhưng cơng tác nghiên cứu, dự báo thị trường của các DNCBĐ Việt Nam cịn rất thơ sơ, mang tính cảm quan đơn thuần qua việc đánh giá tĩnh qua thống kê về tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm. Các DN vẫn chưa chú trọng tìm hiểu kỹ các thơng tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh (các DN nước ngồi và trong nước) qua các phương tiện thơng tin đại chúng.

Ở một số ít DN, việc nghiên cứu và dự báo thị trường XK được thực hiện tương đối bài bản, khoa học thơng qua Phịng Kinh doanh – xuất nhập khẩu. Nhưng với phần cịn lại, những quyết định chủ yếu được đưa ra từ sự hiểu biết và dự báo chủ quan của các chủ DN. Rất nhiều DN chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động nghiên cứu thị trường, thiếu nhanh nhạy và năng động để nắm bắt kịp thời những cơ hội khi phía bạn cĩ những điều chỉnh về chính sách xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc dự báo thị trường của các DN thường hay thiếu chính xác, thậm chí đưa ra kết quả trái ngược với thực tế diễn ra. Chính từ thực trạng này mà đơi khi đã đẩy rất nhiều DN đi tới bờ vực phá sản, hoặc trở thành những DN làm ăn bội tín.

Đối với các DNCBĐ XK, việc ký kết hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngồi thường được thực hiện vào cuối năm trước đĩ, do đĩ nếu các DNCBĐ dự báo khơng chính xác về thị trường ở thời điểm giao hàng thì sẽ dẫn đến hai trường hợp: hoặc là các DN đạt được lợi nhuận cao khi giá điều nhân thế giới giảm mạnh, và ngược lại các DN sẽ lỗ lớn một khi giá điều nhân thế giới tăng cao (điều này sẽ càng đúng với các DN khơng cĩ kho nguyên liệu dự trữ đủ lớn hoặc thiếu vốn thu mua). Cĩ thể nĩi, sự ăn nên làm ra hay sụp đổ của DN phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của cơng tác dự đốn thị trường. Chúng ta cĩ thể xác minh điều đĩ qua dẫn chứng sau: - Ngay từ giữa năm 2004, các DN đã vội ký hợp đồng bán hàng cho cả năm với giá cao nhất cũng chỉ 4USD/kg, nhưng đến thời điểm giao hàng giá đã tăng vọt lên trên 5 USD/kg. Vì vậy, theo ước tính mỗi ngày các DNCBĐ XK gần như đánh rơi 300.000 USD. Ngồi ra, cịn cĩ DN phải chịu lỗ do khơng cĩ nguyên liệu dự trữ, giờ phải mua với giá cao, 15.000-16.000 đồng/kg.

- Mới đây, Cơng ty cổ phần chế biến hàng XK Long An (Lafooco) đã cĩ văn bản giải trình cùng nhà đầu tư nguyên nhân quí 1-2006 lỗ 6,2 tỷ

đồng. Theo cơng ty, do ảnh hưởng của năm 2005 là năm nghiệt ngã nhất của ngành điều VN, sau khi các cơng ty đã mua đủ nguyên liệu thì giá nhân điều giảm liên tục làm các DN lỗ năng. Trái với dự đốn ban đầu của DN và tồn ngành điều, rằng giá nhân điều thế giới sẽ tăng mạnh vào cuối niên vụ 2005- 2006, vì vậy các DN đã tranh thủ mua nguyên liệu đầy đủ với giá cao nhưng sau đĩ thì giá nhân điều lại giảm liên tục nên việc ký kết hợp đồng vào cuối năm 2005 đã khơng đem lại kết quả như mong đợi, mà ngược lại đã dẫn đến tình trạng thua lỗ nặng nề ở các DNCBĐ XK.

Cũng cần phải nĩi rõ, cĩ khơng ít DN thuộc ngành điều Việt Nam đang sản xuất kinh doanh theo “quy trình ngược” mà “bỏ quên” cơng tác dự báo của mình. Một nhà kinh doanh hạt điều cỡ lớn từ nước ngồi sang làm việc tại Việt Nam thấy thực trạng trên đã phải thốt lên “Các ơng đang đi theo một quy trình ngược. Bình thường trong kinh doanh người ta lấy đầu ra để điều chỉnh đầu vào, cịn ở đây cứ đến mùa vụ là tranh nhau mua, giá nào cũng mua, khơng cần biết đầu ra cĩ bán được hay khơng, lời lỗ thế nào!”[15]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 43 - 46)