Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 51 - 58)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.2.5. Năng lực tài chính

“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nói đến kinh doanh, không thể không nói đến vốn. Riêng đối với các DNCBĐ XK thì vốn dự trữ để thu mua điều vào mỗi mùa vụ (từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm) là yếu tố quyết định đến hoạt động của DN trong cả năm. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này xin được đề cập đến hai bộ phận cơ bản của vốn, đó là: Quy mô vốnVốn huy động. Sau cùng, để đánh giá về hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DNCBĐ, chỉ số ROE và ROS sẽ được đem ra để phân tích.

2.2.5.1. Quy mô vốn

Cho tới hiện nay vẫn chưa có sự khảo sát hay thống kê cụ thể nào về quy mô vốn của các DNCBĐ, nên rất khó để đưa ra số liệu cụ thể về quy mô vốn của các DN này. Tuy nhiên, trên cơ sở danh sách 20 DN XK điều nhân lớn nhất Việt Nam năm 2005 của Vinacas đưa ra, đề tài sẽ liệt kê số liệu về vốn

điều lệ của những DN này nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tương đối về thực trạng vốn của các DNCBĐ nước ta.

Bảng 2-7: Vốn điều lệ của 20 DNCBĐ XK lớn nhất VN năm 2005

ST

T Tên Doanh nghiệp

Sản lượng chế biến (1000 tấn) Kim ngạch XK (Triệu USD) Vốn điều lệ (*) (Tỷ đồng) 1 Cty XK NS Ninh Thuận(a) 40 43 - 2 Cty Donafoods(a) 40 41 54

3 Cty TNHH Olam Việt Nam(c) 20 50 35

4 Cty Lafooco(a) 20 46 38 5 Cty vật tư tổng hợp Phú Yên(a) 30 38 27 6 Cty CB & XK Bình Thuận (a) 18 20 - 7 Cty NSTP XK Tân An (b) 12 25 29 8 Cty TNHH Nhật Huy (b) 13 20 27,5 9 Cty Vinalimex(a) 12 20 25 10 Cty TNHH Mỹ Lệ (b) 10 11 25

11 Cty BIMICO Tây Ninh (b) 10 10 -

12 Cty VINAFIMEX Bình Phước (a) 07 10 27

13 Cty TNHH Thuận Kiều (b) 08 09 15

14 Cty Toàn Lợi (b) 03 09 18

15 Cty TNHH Thắng Lợi (b) 06 08 15 16 Cty CP XNK NS 722 (a) 07 06 - 17 Xí nghiệp CB Điều Diên Phú (a) 05 06 -

19 Cty CP TP Lâm Đồng

(a) 05 05 12

20 Cty Dầu Thực Vật Cát

Lân (a) 04 03 -

21 Tổng số 273 388

Trong đó: (a) là thuộc sở hữu nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước

(b) là thuộc sở hữu tư nhân

(c) là thuộc sở hữu nước ngoài

(*) Số liệu được thu thập từ các WEBSITE của DN, các nguồn khác

và được làm tròn số

Theo báo cáo tình hình hoạt động ngành điều (giai đoạn 2003 – 2005) của Vinacas, tính đến ngày 01/01/2006, cả nước có khoảng 102 DNCBĐ XK và rất nhiều cơ sở chế biến nhỏ thuộc quản lý của hộ gia đình. Nếu căn cứ vào bảng số liệu trên thì quy mô vốn trung bình của mỗi DN trong số 20 DN trên là 25,4 tỷ đồng, có thể nói đây là số vốn tương đối yếu nếu được tính cho những DN được xem là đầu đàn của ngành với công suất chế biến trung bình khoảng 13,65 nghìn tấn nguyên liệu / năm. Sự yếu kém trên sẽ dễ dàng nhận thấy nếu chúng ta làm phép so sánh tương đối về qui mô vốn so với các DNCBĐ của Ấn Độ, các DNCBĐ Ấn Độ chỉ có công suất chế biến trung bình khoảng 1000 tấn nguyên liệu / năm (nghĩa là mỗi DNCBĐ nước ta có công suất chế biến gấp hơn 10 lần mỗi DNCBĐ Ấn Độ), nhưng qui mô vốn trung bình của các DNCBĐ Ấn Độ là khoảng 7 triệu Rupee (tương đương 3,15 tỷ đồng).

Nếu căn cứ theo Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23-11-2001đề cập đến khái niệm DN vừa và nhỏ thì số DN trên có quy mô vốn gần như trên 10 tỷ đồng nên không phải là DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với số DN còn lại thì có thể xếp vào loại DN vừa và nhỏ. Nghĩa là theo ước tính có khoảng 80% các DNCBĐ VN là những DN vừa và nhỏ. Chúng ta thử làm một phép tính đơn giản, nếu giả sử giá điều nguyên liệu ở

mức trung bình thấp là 7.000 đ/kg, thì với sản lượng chế biến của 20 DN trên họ sẽ cần khoảng 1.897 tỷ đồng, nghĩa là trung bình mỗi DN cần 94,85 tỳ đồng cho việc thu mua nguyên liệu dự trữ. Trong khi quy mô vốn của mỗi DN chỉ nằm khoảng 25,4 tỷ đồng (bao gồm cả tài sản cố định chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và phần lớn các DN này còn hoạt động ở những ngành hàng nông sản khác) thì rõ ràng việc thu mua điều nguyên liệu để dự trữ sẽ gặp vô vàng khó khăn. Như vậy, có thể thấy đại đa số các DN đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như NLCT của các DN trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

2.2.5.2. Khả năng huy động vốn

Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các DNCBĐ là rất lớn, đặc biệt là các DN ngoài Nhà nước. Cũng như nhiều ngành khác, các DNCBĐ của Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng để thu mua nguyên liệu… Còn các DN ngoài Nhà nước thì chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân, việc huy động vốn của họ từ các tổ chức, ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhu cầu về vốn của các DNCBĐ rất lớn vào thời điểm thu mua nguyên liệu dự trữ để chế biến XK. Vì quy mô vốn thì quá nhỏ so với nhu cầu vốn để thu mua nguyên liệu nên việc vay vốn từ các ngân hàng thường gặp rất nhiều trở ngại cho DN bởi họ không có cơ sở để thế chấp. Ngoài ra, còn có nhiều bất cập từ phía các ngân hàng làm cho nhu cầu về vốn của DN càng trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn như, cây điều chỉ cho thu hoạch trong 3 tháng nhưng các DN phải mua, nhập khẩu dự trữ để sản xuất trong vòng cả năm, thế nhưng ngân hàng thì chỉ hạn định kỳ hạn vay cho ngành điều là 3 tháng. Hoặc như những cản trở từ chính sách thuế XNK của Nhà nước, 97%

sản lượng hạt điều thô nhập khẩu về sẽ được XK sau khi chế biến, 3% còn lại là nhân hạt vỡ vụn mới đem tiêu thụ trong nước, nhưng hạt điều vẫn phải “tạm” nộp thuế 45% (hoặc 30% đối với hàng có chứng nhận C/O) khi nhập khẩu. Đành rằng sau đó sẽ được hoàn thuế nhưng thủ tục hoàn thuế rất rườm rà, thời gian chậm làm hạn chế nguồn vốn kinh doanh của các DN. Vinacas cho rằng với mặt hàng thuế XK bằng 0% thì thuế “tạm nhập tái xuất” cũng chỉ nên ở mức 0%. Ngày 22/9/2005 tại hội nghị do Bộ tài chính tổ chức về các vấn đề thuế, hải quan, Vinacas cũng đã có văn bản kiến nghị về vấn đề này. [29]

Trong các kế hoạch của các DNCBĐ vạch ra hàng năm thì kế hoạch tài chính thường là kế hoạch thu hút sự quan tâm nhiều nhất của lãnh đạo DN. Trước tình hình khó khăn trên trong quá trình huy động vốn, các DNCBĐ thường dùng tất cả những gì có thể để thế chấp và vay vốn từ ngân hàng.

2.2.5.3. Suất sinh lời (ROE) và hệ số lãi ròng (ROS)

Đây là hai chỉ số quan trọng giúp chúng ta có thể đánh giá tương đối chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình hoạt động tài chính của DN. Như vừa mới trình bày ở trên, do những khó khăn nhất định trong việc thực hiện đề tài nên trong khuôn khổ đề tài này có những vấn đề chỉ xin được đưa ra số liệu của một vài DN tiêu biểu để từ đó phân tích, nhận định tình hình chung của toàn bộ các DN trong ngành. Suất sinh lời và hệ số lãi ròng của một số DNCBĐ qua các năm được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được trình bày dưới bảng sau.

Bảng 2-8: Chỉ số ROE và ROS của một số DNCBĐ VN giai đoạn 2001 – 2005

Tên DN HuyNhật (*) Lafooco(**) Trung bình ngành qua các năm(***) ROE 0,029 0,033 2001 ROS 0,001 0,005 ROE 0,554 0,692 2002 ROS 0,013 0,046 ROE 0,117 0,174 2003 ROS 0,003 0,020 ROE 1,020 0,608 2004 ROS 0,030 0,045 ROE 0,150 0,152 2005 ROS 0,014 0,008 Chỉ số ROE : 7% Chỉ số ROS : 2,5%

(*) Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhật Huy

(**) Báo cáo quí và công bố thông tin của Lafooco và báo Đầu tư chứng khoán

(***)Số liệu được lấy từ www.stockmarket.vnn.vn [44]

Nhìn chung, chỉ số ROE của các DNCBĐ nằm trong số những DN có doanh thu XK lớn như Lafooco, Nhật Huy… là rất cao so với chỉ số ROE chung của toàn ngành là 7%. Có những thời điểm như vào các năm 2002, 2004 thì chỉ số ROE của các DNCBĐ lại có những mức tăng đột biến. Cụ thể như: năm 2001, Công ty Nhật Huy có chỉ số ROE chỉ đạt 0,029 thì đến năm 2002 chỉ số này đã tăng lên đến 0,554 (gấp 19 lần năm 2001) và năm 2004 là 1,02 (gấp 9 lần năm 2003); Tương tự tại Công ty Lafooco, năm 2001, chỉ số ROE của DN là 0,033 thì vào năm 2002 là 0.692 (gấp 21 lần năm 2001) và đạt 0,608 năm 2004. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, chỉ số ROE của các DNCBĐ thường biến động mạnh và không ổn định qua các năm và thậm chí có năm DN phải thua lỗ nặng (theo hai dẫn chứng ở phần II.3.2. Khả năng phân tích và dự báo thị trường XK), nghĩa là các DNCBĐ đang hoạt động trong tình trạng rủi ro rất lớn.

Tại những thời điểm mà chỉ số ROE của các DNCBĐ cao bất thường, nó đã tạo ra một lực hấp dẫn thu hút các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước nhảy vào mong chia sẽ lợi nhuận cao bất thường này, và đây chính là hiện tượng xảy ra hàng loạt nhà máy chế biến điều đã mọc lên rầm rộ vào những năm 2003, 2004. Cho tới hiện nay, chúng ta vẫn chưa kết luận liệu sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và sẽ làm cho ROE của các DNCBĐ giảm xuống nhiều hay không, nhưng có một điều mà ai cũng thấy rõ là các DNCBĐ đang hoạt động trong tình trạng thiếu nhiên liệu, thiếu nhân công và dĩ nhiên là dư thừa công suất và gây lãng phí trầm trọng. Có thể nói, chỉ số ROE toàn ngành qua các năm là 7%, phản ánh rất đúng với thực tế của ngành CNCBĐ cũng như thực tế hiện nay của các DNCBĐ nước ta.

Theo dõi chỉ số ROS trên bảng 8 cho ta thấy được phần nào mặc khác của vấn đề, chỉ số ROS trung bình qua các năm của các DN lớn lại dường như nhỏ hơn chỉ số ROS trung bình qua các năm của toàn ngành. Điều này lý giải rằng, các DNCBĐ có quy mô lớn thì chưa hẳn đã là những DN có chiến lược giá phù hợp, hoặc cũng có thể các DNCBĐ lớn lại là những DN có giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, cũng theo bảng trên thì ROS của các DN cũng thường hay có những dao động mạnh qua các năm, điều này một phần là do chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, tiền lương…) của các DNCBĐ thường hay biến động mạnh và một phần là vì giá cả thị trường XK cũng tăng giảm bất thường.

Vì điều kiện của đề tài nên không thể đưa ra được số liệu cụ thể về chỉ số ROS của các DNCBĐ các nước như: Ấn Độ, Braxin…nhưng chắc chắn là chỉ số ROS của DN các nước này phải cao hơn của DNCBĐ nước ta. Bởi lẽ, nền CNCBĐ của các nước này đã phát triển trước ta nên thường sản phẩm của họ có uy tín hơn (đồng nghĩa với việc có giá cả cao hơn trong cùng một sản phẩm) trên thị trường thế giới, bên cạnh đó, sản phẩm của họ đa dạng và

có giá trị gia tăng lớn nên lợi nhuận mang lại cho họ trên cùng một mức doanh thu là lớn hơn ta.

So sánh chỉ số ROE và chỉ số ROS trung bình của các DNCBĐ VN, chỉ số ROE gần gấp 3 lần chỉ số ROS, trong khi chỉ số ROS và ROE lại rất thấp, nghĩa là các DNCBĐ đang hoạt động với nguồn vốn huy động tương đối lớn so với vốn chủ sở hữu trong khi lợi nhuận mang lại lại tương đối thấp. Rõ ràng, nếu chỉ xét ở khía cạnh đầu tư tài chính hiện tại thì có thể nói các DNCBĐ nước ta đang hoạt động không mấy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)