Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu 3 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn đến năm 2015 (Trang 47 - 51)

Nguồn nguyên vật liệu, thiết bị của ngân hàng chủ yếu là máy vi tính, phần mềm về hoạtđộng ngân hàng, giấy in, poster quảng cáo, vật liệu văn phòng

phẩm….nên ngân hàng sẽ không phải chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp này bởi các sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước luôn chào bán với giá và chất lượng dịch vụ cạnh tranh nhau.

Hiện nay các ngân hàng đang chịu áp lực về nguồn lao động, bởi ngân hàng mới thành lập rất nhiều trong khi đó việc đào tạo nguồn nhân lực lại không đáp ứng kịp. BIDV BSG là NHTMQD chế độ tiền lương theo quy định của Nhà

nước nên khó giữ người giỏi. Các NHTMCP luôn dùng chính sách tiền lương cao để thu hút người giỏi từ NHTMQD, họ là những người tốt nghiệp đại học chính quy, được đào tạo bài bản trong môi trường của BIDV và có kinh nghiệm

trong nghiệp vụ. Việc giữ nhân tài đã khó, việc tuyển dụng còn khó hơn.

Ngoài ra, vốn là nguồn quan trọng cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tổ

chức/cá nhân gửi tiền là nhà cung cấp vốn rất quan trọng. Trong điều kiện cạnh tranh về lãi suất như hiện nay, BIDV BSG khó theo kịp lãi suất của các NHTMCP. Để có nguồn vốn hoạt động, BIDV BSG phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy tốiđa uy tín thương hiệu mới thu hút và giữ chân được người gửi tiền.

2.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn

Trên thế giới, các ngân hàng đang đi sâu vào phát triển lĩnh vực dịch vụ

công nghệ cao, cung ứng tối đa tiện ích cho khách hàng; mở rộng thị trường sang các nước khác thông qua việc mở chi nhánh và sáp nhập với ngân hàng ở nước

sở tại. Giai đoạn 2007-2011 mang đặc điểmnỗi bật là tiến trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam sẽ trở nên sâu rộng hơn. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà quản lý, các tầng

lớp người lao động và hầu như ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tăng nhu cầu về dịch vụ ngân

hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Trong nước, các công ty có vốn lớn cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân

được thành lập bởi Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Công ty

thông tin di động VMS, Tổng công ty tái bảo hiểm Quốc gia Vinera.

2.2.2.5 Sản phẩm thay thế

Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngân

hàng do bịchia sẻ thị phần, làm cho ngân hàng tụt lại với các thị trường nhỏ bé.

Ngành bảo hiểm đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, an sinh…phí đóng bảo hiểm hàng tháng trong nhiều năm, người được bảo hiểm

có thể rút lại tiền đã đóng và được hưởng lãi suất trên số tiền mình đã đóng.

Hình thức này giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng, nếu ngân hàng không có chiến lược trong hoạt động huy động vốn thì rất dễ bị bảo hiểm chiếm

mất thị phần của mình vì khách hàng vừa được bảo hiểm vừa được hưởng lãi suất trên tiền gửi trong thời gian họ tham gia bảo hiểm.

Ngày nay đã có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có thể phát hành cổ

phiếu để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình làm hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trên thị trường chợ đen cũng có các sản phẩm, dịch vụ giống ngân hàng

như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền với thủ tục đơn giản, gần gũi với người lao động, trìnhđộ thấp, ngại giao dịch giấy tờ với ngân hàngđang diễn ra. Nó đã chiếm một thị phần không nhỏ của ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường này cũng có

nhiều tiêu cực như vỡ nợ do lừa đảo huy động với lãi suất cao, cho vay nặng lãi…

Qua phân tích các yếu tố mô trường vĩ mô và vi mô, tác giả nhận thấy cơ

hội vànguy cơ đối với ngân hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Đánh giá cơ hội, nguy cơ

Từ các yếu tố môi trường bên ngoài như trên, BIDV BSG đang đứng trước những cơ hội và nguy cơ:

Đánh giá cơ hội (O):

tăng thu nhập cho ngân hàng qua các hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng kéo theo tăng nhu cầu dịch vụ thanh

toán quốc tế.

- Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng

trong nướchọc hỏi về kỹ thuật, quản lý...để tự đổi mới mình.

- Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rất lớn: Dân số ngày càng tăng, cơ cấu dân số dịch chuyển sang dân thành thị, thu nhập của người dân ngày càng cao, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến nhưng đang có xu hướng giảm. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng còn nhiều.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho sản phẩm ngân hàng ngày

càng đa dạng, tiện ích hơn phần nào có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, làm tăng nguồn thu cho ngân hàng.

- Tình hình chính trị ổn định, chính sách kêu gọi đầu tư thông thoáng làm cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, tạo nhu cầu

dịch vụ ngân hàng.

Đánh giáthách thức (T):

- Thách thức đối với khách hàng của Ngân hàng: quá trình hội nhập làm

tăng nguy cơ phá sản của các khách hàng truyền thống do suy giảm khả năng

cạnh tranh trong lộ trình cắt giảm hàng rào bảo hộ nhập khẩu, từ đó làm suy giảm tình hình tài chính của Ngân hàng.

- Nguy cơ trực tiếp đối với Ngân hàng: quá trình mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính trong nước

làm các ngân hàng trong nước cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, trìnhđộ quản lý.

- Hệ thống các ngân hàng quá nhiều tạo ra sự cạnh tranh về thị phần, nhân

lực, gây xáo trộn chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

- Bảo hiểm, thị trường chứng khoán sẽ tạo ra nhiều sản phẩm thay thế làm giảm thị phần của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 3 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn đến năm 2015 (Trang 47 - 51)