Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 3 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn đến năm 2015 (Trang 34)

Bảng 2.2: Báo cáokết quả kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tỷ lệ tăng giảm Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 2006/ 2005 2007/ 2006 6T2008 / 6T2007 I Chỉ tiêu chính 1 Tổng tài sản 432 830 1.555 2.666 92% 87% 71% 2 Huy động vốn 420 813 1.066 2.600 94% 31% 144% 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 76 278 1.489 2.478 266% 436% 66% 4 Dự phòng rủi ro trích trong năm 0 1,5 4 4 - 167% 0% 5 Thu dịch vụ ròng 0,33 2,63 5,80 10,60 697% 121% 83% 6 Lợi nhuận 1,98 5,13 14,73 - 159% 187% - II Chỉ tiêu tham chiếu 8 Tỷ trọng nợ Trung dài hạn/Tổng dư nợ 50% 17% 31% 29% - - - 9 Tỷ trọng nợquá hạn/Tổng dư nợ 0% 0% 0% 0% - - - 10 Tỷ trọng nợ có Tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ 97% 98% 98% 89% - - - - Tổng tài sản

Năm 2006, tổng tài sản 830 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2005. Năm

2007, tổng tài sản 1.555 tỷ đồng, tăng 87% so năm 2006 trong đó tổng tài sản có sinh lời đạt 1.508 tỷ đồng chiếm 97%. Cơ cấu tài sản nợ có chuyển biến theo hướng tích cực. Trong điều kiện toàn ngành đang dư thừa vốn, thiếu đầu ra, Chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động tín dụng với mức tăng tr ưởng gấp 5,36

trưởng đột biến chênh lệch thu chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Chi nhánh. Trong 6 tháng năm 2008 tổng tài sản đạt 2.666 tăng

71% so với cả năm 2007.

- Huy động vốn

Tổng vốn huy động cuối kỳ 2007 là 1.066 tỷ đồng, tăng 31% so đầu năm

2006. Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng thêm 206 tỷ đồng, tăng 54,4% so đầu năm, đạt 582 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư tăng 10,5% so đầu năm đạt 483 tỷ đồng. Tổng

vốn huy động tại thời điểm 30/06/2008 là 2.600 tỷ đồng, tăng thêm 1.534 tỷ đồng, gấp 2.4 lần so với cuối năm 2007.

Cơ cấu tiền gửitổ chức kinh tế và cá nhân là 75:25. Tiền gửitổ chức kinh

tế tăng 1.453 tỷ đồng (tăng 290 %) so với năm 2007. Tiền gửi cá nhân tăng 81

tỷ đồng (tăng 14%) so với cuối năm 2007. Huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định (64% là tiền gửi không kỳ hạn) và phụ thuộc

rất lớn vào một công ty có số dư chiếm 55% số dư huy động vốn toàn chi nhánh. Huy động vốn dân cư trong quý I/2008 đã giảm 55 tỷ so với 31/12/2007,

tuy nhiên, quý II/2008, chi nhánh đã thực hiện các chỉ đạo của giám đốc để tăng

nguồn huy động vốn dân cư nên huy động vốn dân cư quý II/2008 tăng thêm 62 tỷ đồng so với quý I/2008. Huy động vốn dân c ư tăng trưởng chậm là vì các

Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đua nhau tăng lãi suất làm cho khách hàng rút tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Tuy nhiên đây là

kết quả rất đáng khích lệ vì trong thời gian biến động lãi suất như hiện nay, việc

giữ vững và phát triển nguồn huy động vốn dân cư là nhiệm vụ rất khó khăn.

- Tín dụng

Năm 2007, chi nhánh thực hiện theo đúng giới hạn tín dụng BIDV Mẹ đã giao: 1.489 tỷ đồng, đạt 99% mức giới hạn tín dụng. Tăng 4,36 lần so với năm

2006. Trong 6 tháng đầu năm 2008 thực hiện được 2.478 tỷ đồng, tăng 66% so

Về tình hình thực hiện các tỷ lệ, cơ cấu: Thực hiện đúng các chỉ tiêu cơ

cấu tín dụng được giao: Dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ là 100% tức là chỉ

cho vay doanh nghiệp ngòai quốc doanh (chỉ tiêu giao 100%;), Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ là 31% trong năm 2007, nhưng 6 tháng đ ầu năm 2008 giảm

xuống còn 29% (chỉ tiêu giao tối đa 30%). Tuy nhiên, việc thực hiện tỷ lệ dư nợ

có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ là chưa tốt, chỉ đạt 89% trong khi chỉ tiêu giao tối

thiểu là 92%.

Về chất lượng tín dụng: Trong các năm hoạt động, chi nhánh đã kiểm soát không để phát sinh nợ quá hạn về số liệu.

Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Địa bàn trú đóng của chi nhánh là các Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Quận 12, Chủ Chi – là địa bàn có số lượng các doanh nghiệp lớn nhất trên địa bàn TP.HCM. Do đó,

khả năng phát triển tín dụng của chi nhánh rất lớn, và thực tế trong thời gian qua,

tín dụng chi nhánh tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2008,

BIDV Mẹ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên kiểm soát tăng trưởng tín

dụng của Chi nhánh rất chặt chẽ bằng việc giao giới hạn tín dụng và hệ số K

hàng tháng (K=dư nợ/tiền gửi). Điều này làm chi nhánh bị động trong công tác điều hành tín dụng.

- Thu dịch vụ ròng

Tổng thu dịch vụ ròng: 5.800 trđ tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006. Dịch

vụ ròng 06 tháng đầu năm 2008 là 10.6 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2007. Trong đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ chiếm 45%, thu phí dịch vụ thanh toán

chiếm 35% và thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm 15%. Như vậy, nguồn thu từ các

dịch vụ truyền thống chiếm đến 95% tổng thu dịch vụ ròng.

So với thực hiện cả năm 2007, trong 06 tháng đ ầu năm 2008, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng rất cao do tình hình biến động về tỷ giá

trong thời gian qua, thu dịch vụ bảo lãnh tuy tăng về số tuyệt đối (tăng thêm 600 tỷ đồng) nhưng lại giảm về tỷ trọng (từ 18% xuống còn 15%).

Doanh sốmua ngoại tệ 06 tháng đầu năm đạt 13 triệu USD, doanh số bán

ngoại tệ là 33 triệu USD. Do số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu tại chi nhánh

không nhiều và chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ nên lượng ngoại tệ mua được

từ các doanh nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh

nghiệp nhập khẩu mà chủ yếu là mua từBIDV Mẹ.

Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã phát triển thêm 3.150 thẻ ATM, 800 thuê bao vấn tin tài khoản qua điện thọai (BSMS). Đến thời điểm 30/06/2008, chi

nhánh có 36 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán lương tự động, quản lý 14 máy ATM đang hoạt động.

* Hiệu quả kinh doanh trong 6 tháng đ ầu năm 2008

- Tổng doanh thu 06 tháng đầu năm 2008 là 197 tỷ đồng, tăng 433% so

với cùng kỳ năm 2007 và gấp đôi năm 2007.

- Tổng chi phí 06 tháng đầu năm 2008 là 160 tỷ đồng, tăng 421% so với

cùng kỳ năm 2008 và tăng 86% so với năm 2007.

- Chênh lệch thu chi 06 tháng đầu năm 2008 là 36.9 tỷ đồng, tăng 500%

so với cùng kỳ năm 2007 và gấp đôi cả năm 2007.

- Trích dự phòng rủi ro là 4 tỷ đồng (trích 50% số kế hoạch năm 2008)

- Lợi nhuận sau thuế bình quânđầu người là 270 triệu đồng, tăng 116% so

với cả năm 2007.

2.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng hoạt động củaBIDV BSG 2.2.1 Môi trường vĩ mô

Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng thường là các yếu tố chủ yếu sau đây:

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Các năm gần đây, kinh tế thế giới luôn luôn tăng tr ưởng, đặc biệt năm 2006 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Trong năm 2007, kinh tế thế giới tăng trưởng

chậm lại, có dấu hiệu khủng hoảng lương thực, tài chính; giá vàng, xăng dầu và các nguyên liệu cơ bản khác tăngđột biến .Đến tháng 9 năm 2008đã hiện rõ các khủng hoảng về tài chính và chính phủ các nước cũng đã có biện pháp khắc phục, giá một số nguyên nhiên liệu giảm xuống.

Nhưng thời gian qua cũng là thời kỳ đánh dấu nhiều thành công của Việt

Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nỗi bật nhất là sự kiện ViệtNam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh

viễn (PNTR) với Việt Nam. Mặc khác, tốcđộ tăng trưởng GDP ngày càng cao. Bảng 2.3: Tốcđộ tăng trưởng GDP

Đơn vị tính: %

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước

2006 Tốc độ tăng GDP 4,9 6,79 6,9 7,08 7,34 7,8 8,43 8,2

Năm 1999, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tốc

độ tăng trưởng GDP của Việt Namđã giảm xuống còn 4,9%. Tuy nhiênđến năm 2000, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng, tốcđộ tăng trưởng kinh tế đạt 6,79% và liên tục tăng trong các năm tiếp theo.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đầu tư không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn xuyên quốc gia…làm phát sinh mạnh mẽ các nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng cung cấp từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thuê mua đến chuyển đổi ngoại tệ….

Chính vì thế, khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo.

Hoạt động xuấtnhp khẩu

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2005 2006 2007 Xuất khẩu 32.447 39.826 48.561 Nhập khẩu 36.761 44.891 62.682 (Nguồn: Cục thống kê) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2005 2006 2007 Xuất khẩu Nhập khẩu Hình 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuấtnhập khẩutăng liên tục qua các năm như: Xuất khẩu

năm 2005 là 32.447 triệu USD, năm 2006 là 39.826 triệu USD, năm 2007 là 48.561 triệu USD. Nhập khẩu năm 2005 là 36.761 triệu USD, năm 2006 44.891 triệu USD, năm 2007 62.682 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu tăng lên làm nảy

sinh nhu cầu dịch vụ ngân hàng như: chiết khấu bộ chứng từ, chuyển đổi ngoại tệ, vay vốn để sản xuất….

Hoạt động đầu tư

Trong những năm gầnđây, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đã có những chuyển biến tích cực. Chính phủ đã từng bước cải thiện môi trường

đầu tư, tại điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của doanh nghiệp. Nhờ đó, vốnđầu tư toàn xã hội đã có sự gia tăng đáng kể. Nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới

mở ra như thị trường Mỹ, đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt 393,5 ngàn tỷ đồng. Trong ba khu vực kinh tế phân theo thành phần sở hữu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, 2006 tăng 12,41% so với 2005. Nguồn vốn thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2006 cũng tăng 3,7% so với 2005. Trong khi đó, vốn đầu tư ở khu vực kinh tế nhà nuớc giảm 5,6% so với năm 2005. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy nền kinh tế nước ta với sự ổnđịnh chính trị, hành lang pháp lý được cải thiện ngày càng thông thoáng đang thực sự là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫnđối với nhàđầu tư nước ngoài.

2.2.1.2 Môi trường văn hoá, xã hội

Quy mô dân số và cơ cấu dân số

Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84.110 nghìn người, tăng

1,19% so với năm 2005. Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng gia tăng dân

thành thị do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây rất nhanh.

Bảng2.5: Quy mô dân số và cơ cấu dân số Năm Tổng số dân (nghìn người) Tốcđộ tăng (%) Cơ cấu dân thành thị (%) Cơ cấu dân nông thôn (%) 2002 79.727 1,32 25,11 74,89 2003 80.902 1,47 25,8 74,20 2004 82.032 1,40 26,50 73,50 2005 83.120 1,33 26,97 73,03 Ước 2006 84.110 1,19 27,10 72,90 Dự tính 2020 90.000 35-50 65-50

(Nguồn: Tồng cục thống kê, Tạp chí Ngân hàng số 3/2006)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu dân thành thị tăng đều qua các năm. Nếu như trong năm 2002 dân thành thị chỉ chiếm 25,11% tổng số dân cả

nước, đến năm 2006 tăng lên 27,10% và dự báo dân số vào năm 2020 khoảng 90.000 nghìn người, trongđó tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 35%-50%.

Quy mô dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việt Nam là nước đang phát triển, người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng,đặc biệt là ở nông thôn. Chính vì thế khi quy mô dân số tăng và cơ cấu dân số dịch chuyển theo hướng gia tăng dân thành thị sẽ làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo.

Thu nhập của người dân

Thu nhập bình quânđầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên người dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình

để sinh lời, cũng như nhu cầu vay để tiêu dùng trước. Tất cả họ phải tìmđến thị

trường dịch vụ tài chính từ tư vấn đến kênhđầu tư, quản lý danh mụcđầu tư,đầu tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm… Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.

Những năm gần đây, sự ổn định kinh ntế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của nước ta làm cho GDP bình quân đầu người và GDP bình quân một lao động hàng năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2006, GDP/người ước tính khoảng 11.578 nghìnđồng, tăng gấp hai lần so với năm 2001 và GDP/lao độngước tính khoảng 22.419 nghìnđồng, cũng tăng gấp hai lần so với năm 2001.

Việc GDP/người và GDP/lao động tăng là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao. Khi đời sống xã hội được nâng cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng.

cấu tổng phương tiện thanh toán

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải

Bảng 2.6: Cơ cấu tổng phương tiện thanh tóan giai đoạn 2002-2006 ĐVT:nghìn tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng phương tiện thanh tóan 329,2 100% 411,2 100% 536,2 100% 683,5 100% 887,9 100%

Thanh tóan qua hệ thống Ngân hàng 254,9 77,4 % 320,6 78,0 % 427,1 79,7 % 559,6 81,9% 758,3 85,4 % Thanh tóan bằng tiền mặt 74,3 22,6 % 90,6 22,0 % 109,1 20,3 % 123,9 18,1% 129,6 14,6 % ( Nguồn: Tạp Chí Ngân hàng số 2/2007)

Về cơ cấu, thanh toán qua hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 77,4% năm 2002 tăng khoảng 85,4% năm 2006. Ngược lại, tỷ trọng tiền mặt 2006 tiếp tục

giảm so với các năm trước đó. Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán toàn xã hội được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền

kinh tế, đồng thời cũng phản ánh ngày càng mở rộng và phát triển các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ thống ngân hàng như thẻ

ATM đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán. Nhưng thị trường này chưa phát triển nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở phân khúc thị

trường công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, công nhân một số doanh

nghiệp lớn. Tính đến cuối năm 2006, số thẻ nội địa phát hành là 4.298.875 thẻ,

tăng 70% so với năm 2005, số thẻ quốc tế phát hành 242.531 thẻ, tăng 80% so

với năm 2005 với gần 60 thương hiệu, 16 ngân hàng phát hành và hơn 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Tổng số máy ATM trong toàn hệ thống các ngân

hàng hiện có là 2.782 máy, tăng 60% so với năm 2005; máy POS có 11.282 máy, tăng 8% so với 2005( Nguồn: báo cáo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - nhiệm kỳ III). Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng thanh toán còn ít, khả năng thuyết phục

Một phần của tài liệu 3 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn đến năm 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)