Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại... Như
khi nền kinh tế có lạm phát tăng cao, NHNN dùng các công cụ tài chính để rút bớt tiền trong lưu thông:năm 2007 tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%; phát hành tín phiếu bắt buộc tháng 8/2007 thu về 46.000 tỷ đồng, tháng 9/2007 thu về
19.000 tỷ đồng, tháng 10/2007 thu về 30.000 tỷ đồng. Trong năm 2008, NHNN đã hai lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,75%năm lên 12%năm sau đó lên 14%năm. Theo đó, trần lãi suất cho vay là 21%năm, trần lãi suất huy động được dỡ bỏ, các ngân hàng tự ấn định lãi suất huy động sao cho cân đối chi phí kinh doanh. Các biện pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, mức độ
rủi ro cũng như khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng
là băng chuyền chuyển tải chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Khi ngân hàng xây dựng chiến lược phải chịu sự chi phối của luật và các quy định đã ban hành của NHNN.
1.4.3 Trìnhđộ phát triển của các ngành, lĩnh vực liên quan và phụ trợ
Sự phát triển của ngân hàng không tách khỏi sự phát triển các lĩnh vực có
liên quan và phụ trợ như chứng khóan, bảo hiểm, công nghệ thông tin (CNTT). Sự hỗ trợ nhau để cùng kinh doanh và phát triển của ngân hàng và chứng khoán, bảo hiểm, CNTT ngày càng thể hiện rõ trên thị trường thế giới hiện nay.
Trìnhđộ phát triển của các lĩnh vực này có tác động trực tiếp đến sự phát
triển của ngành ngân hàng, tạo kênh huy động vốn và đầu tư mới cho ngân
hàng, giảm bớt rủi ro, giảm thiểu chi phí giao dịch. CNTT đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm tiện ích của ngân h àng như thẻ tín
dụng, máy rút tiền tự động…
Trong thời đại thông tin hiện nay, sự có mặt và phát triển của các lĩnh vực liên quan và phụ trợ sẽ làm tăng năng suất cũng như năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng
1.4.4 Đối thủ cạnh tranh
Căn cứ vào tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến tháng 08 năm 2008 đã có: (nguồn mạng nội bộ của BIDV)
- 5 Ngân hàng thương mại nhà nước với tổng cộng 4.000 chi nhánh: Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
- 2 Ngân hàng Chính sách phục vụ người nghèo với hàng trăm chi nhánh. - 36 Ngân hàng thương mại cổ phần đang họat động.
- 6 Ngân hàng liên doanh: Vinasiam Bank, Indovina, Chohungvina Bank, VIDPULIC Bank, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Ngân hàng LD Việt Nga.
- 44 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với hơn 30 chi nhánh trải hơn 25
tỉnh, thành phố và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cấp phường, xã…. Các đối thủ biết rõ nhau về: năng lực tài chính, mạng luới hoạt động, thị
phần hoạt động, lãi suất cho vay và huy động, phí các loại dịch vụ. Vì vậy trong các chiến lược kinh doanh dễ bị đối thủ cạnh tranh đưa ra những chiến lược đối đầu.Mặc khác, các ngân hàng vừa cạnh tranh vừa hợp tác cùng phát triển do đặc điểm uy tín hệ thống. Sự thất bại của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu tới an
toàn cả hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng xấu này diễn ra rất nhanh và có tính lan truyền cao, phạm vi ảnh hưởng lớn, mở rộng ra ngoài ngành ngân hàng.
Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998-1999.
1.4.5 Các yếu tố nội tại của ngân hàng
Ngân hàng là một ngành dịch vụ phức tạp, nhiều rủi ro, chính vì thế, ngành ngân hàng đòi hỏi rất cao các điều kiện về cung như: nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở công nghệ và khoa học…Yếu tố nội tại của ngân hàng được
đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếuở bất kỳ tổ chức nào. Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thể hiệnở những yếu tố như: trìnhđộ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ gắn bó với doanh nghiệp, ý thức và tác phong làm việc.
Năng lực về công nghệ: Công nghệ là thành phần quan trọng nhất trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong ngân hàng. Máy móc thiết bị tự động giúp rút ngắn thời gian thao tác, tăngđộ chính xác, tiện lợi của các dịch vụ ngân hàng, công nghệ là điều kiện mang tính cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ hiện đại. Công nghệ trong ngân hàng còn bao gồm cả hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro trong nội bộ ngân hàng.
Uy tín ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàngđể họ đến giao dịch. Chính vì thế một ngân hàng có uy tín sẽ có lợi thế trong cạnh tranh thu hút khách hàng.
Mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ và chất kượng phục vụ khách hàng:
Một ngân hàng có nhiều chủng loại sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là ngân hàng có lợi thế. Sự đa dạng hoá về sản phẩm, dịch vụ vừa tạo cho ngân hàng
phát triển ổn định hơn vừa giúp ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô. Vấn đề đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cũng phải phù hợp với nguồn lực hiện có nếu không sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống mạng lưới hoạt động là lợi thế kinh doanh nhờ quy mô cũng rất quan trọngđối với hoạt động của ngân hàng,đặc biệt là hiện nay khi các dịch vụ
truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển và hệ thống công nghệ thông tin chưa đápứngđược cho khả năng triển khai hệ thống ngân hàng hiệnđại.
Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức: Năng lực quản lý thể hiện ở mục tiêu,động cơ, mứcđộ cam kết của banđiều hànhđối với việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng. Chính sách tiền lương và thu nhậpđối với tập thể nhân viên, chính sách và quy trình kinh doanh cũng như quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ.
Cơ cấu tổ chức là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của ngân hàng có phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của ngân hàng, phù hợp vớiđặc trưng của ngành và yêu cầu của thị trường hay không. Cơ
cấu tổ chức của ngân hàng thể hiệnở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, cácđơn vị trực thuộc, mối quan hệ giữa các bộ phận…
Tóm lại, các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải luôn xác định
các mục tiêu hàng năm và mục tiêu dài hạn cho mình. Chiến lược kinh doanh chính là con đường và các bước đi trên con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Trong phạm vi luận văn này, các vấn đề xác định nhiệm vụ kinh doanh,
phân tích các yếu tố bên ngoài, phân tích các yếu tố nội bộ của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn sẽ được giải quyết trong chương 2.
2. CHƯƠNG II
THỰC TRẠNGMÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu về chi nhánh Ngân h àng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV BSG)
được hình thành và phát triển trên nền tảng là chi nhánh cấp 2 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4116000564 ngày 31/11/2005, là chi nhánh cấp 1 thứ 81 và là đơn vị thành viên 91 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV). Với nhiệm vụ kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tín dụng,
tiền tệ dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật,
không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất n ước.
Tại thời điểm thành lập BIDV BSG có tổng tài sản 500 tỷ với 50 cán bộ
nhân viên, trụ sở đóng tại 354A Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM; một phòng giao dịch ở 15_17 Cộng Hòa,Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM; một phòng giao dịch ở 547 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân
Bình, TP.HCM.
2.1.2 Mạng lưới phân phối
Hội sở chính của BIDV BSG đặt tại 354A Cộng Ho à, Phường 13, Quận
Tân Bình, TP.HCM, 5 phòng giao dịch lần lượt ở Cộng Hoà, Tân Phú, Củ Chi, Lê Thị Riêng, Gò Vấp. Đâylà các vệ tinhquay xung quanh chi nhánh.
Ngoài ra, BIDV BSG còn có 14 máy thanh toán tự động (ATM) đặt ở các địa điểm:
Bảng 2.1: Mạng lưới máy ATM
ĐỊA ĐIỂM ĐẶT MÁY SỐMÁY
Trụ sở (354A Cộng Hòa, F13, Q.Tân Bình) 02 Phòng giao dịch Cộng Hòa (15_17 Cộng Hòa, phường
13, quận Tân Bình)
01
Phòng giao dịch Lê Thị Riêng (701 CMT8, F.6, Q.Tân Bình
01
Phòng giao dịch Củ Chi (KCN Tây Bắc Củ Chi) 01 Phòng giao dịch Tân Phú (245 Lũy Bán Bích, F.Hiệp
Tân, Q.Tân Phú)
01
Phòng giao dịch Gò Vấp (14_16 Nguyễn Oanh, F.7,
Q.Gò Vấp)
02
Trường Đại học Ngân hàng (38 Tôn Thất Đạm, Q.1) 01 Cục thuế Tân Bình (450 Trường Chinh,F.14, Q.Tân
Bình)
01
Công ty Dầu thực vật Tân Bình (889 Trường Chinh, F.Tây Thạnh, Q.Tân Phú)
01
Đại học Dân lập Hồng Bàng (3 Hòang Diệu, F4,
Q.Tân Bình)
01
Trung tâm văn hóa Củ Chi (thị trấn Củ Chi, huyện Củ
Chi)
01
Công ty Alta 01
Tổng cộng 14
Ngoài ra, hệ thống BIDV đã kết nối thanh toán qua Banknetvn với các ngân hàng:
-Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội (Habubank)
- Ngân hàng TMCP Phát riển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga (VRB)
2.1.3 Sản phẩm, dịch vụ
BIDV BSG đang nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay mà còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các
sản phẩm dịch vụ chính có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, dự thưởng, thanh toán ATM, tiền gửi liên ngân
hàng…
Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu
chứng từ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh trên thị trường tiền tệ (Spot, Forward, Option)…
Nhóm 3: Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ tài chính trọn gói cho trường đại học, doanh nghiệp, thanh toán xuất, nhập khẩu, Phone banking, Home banking, BSMS banking…
Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho Ngân hàng hoạt động.
Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ là sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn thu cho Ngân hàng. Trong đó, nguồn thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập củaBIDV BSG.
2.1.4 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Báo cáokết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Tỷ đồng Tỷ lệ tăng giảm Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 2006/ 2005 2007/ 2006 6T2008 / 6T2007 I Chỉ tiêu chính 1 Tổng tài sản 432 830 1.555 2.666 92% 87% 71% 2 Huy động vốn 420 813 1.066 2.600 94% 31% 144% 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 76 278 1.489 2.478 266% 436% 66% 4 Dự phòng rủi ro trích trong năm 0 1,5 4 4 - 167% 0% 5 Thu dịch vụ ròng 0,33 2,63 5,80 10,60 697% 121% 83% 6 Lợi nhuận 1,98 5,13 14,73 - 159% 187% - II Chỉ tiêu tham chiếu 8 Tỷ trọng nợ Trung dài hạn/Tổng dư nợ 50% 17% 31% 29% - - - 9 Tỷ trọng nợquá hạn/Tổng dư nợ 0% 0% 0% 0% - - - 10 Tỷ trọng nợ có Tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ 97% 98% 98% 89% - - - - Tổng tài sản
Năm 2006, tổng tài sản 830 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2005. Năm
2007, tổng tài sản 1.555 tỷ đồng, tăng 87% so năm 2006 trong đó tổng tài sản có sinh lời đạt 1.508 tỷ đồng chiếm 97%. Cơ cấu tài sản nợ có chuyển biến theo hướng tích cực. Trong điều kiện toàn ngành đang dư thừa vốn, thiếu đầu ra, Chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động tín dụng với mức tăng tr ưởng gấp 5,36
trưởng đột biến chênh lệch thu chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh. Trong 6 tháng năm 2008 tổng tài sản đạt 2.666 tăng
71% so với cả năm 2007.
- Huy động vốn
Tổng vốn huy động cuối kỳ 2007 là 1.066 tỷ đồng, tăng 31% so đầu năm
2006. Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng thêm 206 tỷ đồng, tăng 54,4% so đầu năm, đạt 582 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư tăng 10,5% so đầu năm đạt 483 tỷ đồng. Tổng
vốn huy động tại thời điểm 30/06/2008 là 2.600 tỷ đồng, tăng thêm 1.534 tỷ đồng, gấp 2.4 lần so với cuối năm 2007.
Cơ cấu tiền gửitổ chức kinh tế và cá nhân là 75:25. Tiền gửitổ chức kinh
tế tăng 1.453 tỷ đồng (tăng 290 %) so với năm 2007. Tiền gửi cá nhân tăng 81
tỷ đồng (tăng 14%) so với cuối năm 2007. Huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định (64% là tiền gửi không kỳ hạn) và phụ thuộc
rất lớn vào một công ty có số dư chiếm 55% số dư huy động vốn toàn chi nhánh. Huy động vốn dân cư trong quý I/2008 đã giảm 55 tỷ so với 31/12/2007,
tuy nhiên, quý II/2008, chi nhánh đã thực hiện các chỉ đạo của giám đốc để tăng
nguồn huy động vốn dân cư nên huy động vốn dân cư quý II/2008 tăng thêm 62 tỷ đồng so với quý I/2008. Huy động vốn dân c ư tăng trưởng chậm là vì các
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đua nhau tăng lãi suất làm cho khách hàng rút tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Tuy nhiên đây là
kết quả rất đáng khích lệ vì trong thời gian biến động lãi suất như hiện nay, việc
giữ vững và phát triển nguồn huy động vốn dân cư là nhiệm vụ rất khó khăn.
- Tín dụng
Năm 2007, chi nhánh thực hiện theo đúng giới hạn tín dụng BIDV Mẹ đã giao: 1.489 tỷ đồng, đạt 99% mức giới hạn tín dụng. Tăng 4,36 lần so với năm
2006. Trong 6 tháng đầu năm 2008 thực hiện được 2.478 tỷ đồng, tăng 66% so
Về tình hình thực hiện các tỷ lệ, cơ cấu: Thực hiện đúng các chỉ tiêu cơ
cấu tín dụng được giao: Dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ là 100% tức là chỉ
cho vay doanh nghiệp ngòai quốc doanh (chỉ tiêu giao 100%;), Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ là 31% trong năm 2007, nhưng 6 tháng đ ầu năm 2008 giảm
xuống còn 29% (chỉ tiêu giao tối đa 30%). Tuy nhiên, việc thực hiện tỷ lệ dư nợ