Cải tiến hệ thống thanh tra, đổi mới cơ chế quản lý dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 50 - 53)

II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong đầu tư hạ tầng hàng

2.5.Cải tiến hệ thống thanh tra, đổi mới cơ chế quản lý dự án

2. Giải pháp sử dụng ODA

2.5.Cải tiến hệ thống thanh tra, đổi mới cơ chế quản lý dự án

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ngành HK cần nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án. Để là được điêu này cần phải:

Thứ nhất, kiện toàn hệ thống theo dõi, đánh giá dự án từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ để thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin thực hiện chương trình, dự án. Đưa công nghệ thông tin vào công tác theo dõi quá trình thực hiện dự án. Quản lý tiến độ dự án ngay từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.Từ đó, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, để công tác theo dõi chất lượng các dự án có xây dựng tốt, ngành cần phải nâng cao chất lượng các nhà thầu bằng cách đưa ra các chỉ tiêu sơ tuyển chặt chẽ hơn đảm bảo yêu cầu dự án. Gắn chất lượng dự án với trách nhiệm nhà thầu, có các biẹn pháp cụ thể phạt nhà thầu khi chất lượng công trình kém. Đồng thời, cần nghiên cứu, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến giá thần thấp, chất lượng công trình kém.

Thứ ba, để tránh gây thất thoát cho nguồn vốn ODA cần thường xuyên kiểm soát xem việc sử dụng ODA đã đúng mục đích chưa. Quản lý phải đảm bảo vừa chặt chẽ, vừa thuận lợi cho người sử dụng.

Những yếu kém xảy ra vừa qua ở Bộ GTVT chắc chắn sẽ làm giảm lượng vốn ODA thu hút vào toàn ngành trong thời gian tới. Vì vậy, một số vấn đề mới, cấp bách đặt ra đối với toàn ngành GTVT như: đổi mới cơ chế quản lý dự án đầu tư, mô hình các ban quản lý dự án. Sự ra đời của Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thay thế các ban quản lý dự án PMU đang được triển khai thí điểm được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá rất cao. Sự khác biệt giữa hai mô hình này là tính trách nhiệm về sử dụng nguồn vốn được giao. Thông qua mô hình VEC, xác định được thực sự chủ đầu tư và tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thay vì chỉ chịu trách nhiệm về một vài phân đoạn cụ thể của một dự án đầu tư như quá trình chuẩn bị đầu tư và xây dựng.

Do vậy, trong thời gian này Nhà nước cần kết hợp với Bộ, ngành xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng quyết định thay thế mô hình các ban quản lý PMU hiện tại bằng mô hình VEC để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời gian qua, Ngành hàng không đã tích cực huy động các nguồn vốn cho công cuộc đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực của Ngành. Với điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì việc tăng cường huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Ngành hàng không có vai trò quan trọng. Được sự quan tâm ngày càng nhiều của các nhà tài trợ, một lượng vốn ODA đáng kể đã được thu hút cho đầu tư phát triển của Ngành hàng không Việt Nam. Nhờ có nguồn vốn ODA, không chỉ các lĩnh vực trong Ngành hàng không được cải thiện đáng kể như: Lĩnh vực vận tải hàng không, an toàn hàng không, quản lý điều hành bay, cảng hàng không - sân bay, đào tạo và chuyển giao công nghệ, mà còn thúc đẩy sự phát triển của một loạt các ngành khác có liên quan. Tuy vậy, việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong Ngành hàng không chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, ngành hàng không cần có các giải pháp thích hợp, kịp thời để nguồn vốn ODA tiếp tục phát huy tác dụng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - T.S Nguyễn Bạch Nguyệt, T.S Từ Quang Phương – Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội 2002.

2. Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - Nguyễn Hồng Minh - Hà Nội, 2002.

3. Giáo trình Quản trị đấu thầu - Nguyễn Hồng Minh, Đinh Đào Ánh Thuỷ, Hà Nội, 2002.

4. Nghị định số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức.

5. Thông tư số 06/2001/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

6. Đổi mới công tác quản lý Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam, TS. Hồ Quang Minh, tạp chí Kinh tế dự báo số 12/2005.

7. Nâng cao hiệu quả đầu tư trong quản lý, khai thác Cảng hàng không, Đinh Việt Thắng, tạp chí Hàng không số 6/2005.

8. Về vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức, Th.S Vũ Đại Thắng, tạp chí Kinh tế dự báo số 8/2004.

9. Giải ngân nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức năm 2004, Tạp chí Kinh tế dự báo số 3/2005.

10. Trang web:

www. mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 50 - 53)