Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 46 - 47)

II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong đầu tư hạ tầng hàng

2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý

2. Giải pháp sử dụng ODA

2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng ODA chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ là nguyên nhân làm cho hiệu quả quá trình thu hút và sử dụng ODA chưa cao. Do đó, việc chỉnh sửa lại văn bản pháp lý là quá trình thực sự cần thiết để công tác này mang lại hiệu quả cao.

Thứ nhất, phải thống nhất giữa quy chế ODA và quy chế Đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp cho cơ quan chủ quản và địa phương. Sự chưa đồng bộ giữa hai quy chế này về phân cấp thẩm định dẫn tới chủ đầu tư lúng túng khi lựa chọn hình thức áp dụng, làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả dự án. Vì vậy trước mắt, phải xây dựng lộ trình cho việc thông nhất quy trình thẩm định, phê duyệt dự án ODA với quy trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước nói chung . Ví dụ: Từ nay đến năm 2010, các dự án ODA của ngành HK thuộc nhóm A áp dụng cơ chế uỷ quyền cho bộ GTVT, Từ năm 2010 phân cấp toàn bộ cho ngành HK thẩm định phê duyệt dự án ODA .

Đồng thời, cần tiến hành sửa đổi và bổ sung nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng đất vào các mục đích kinh tế xã hội. Cần quy định cụ thể một số quy định trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt là xác định hệ số K trong công tác tính giá đất đền bù. Mặt khác, Nghị định này cần ban hành đồng bộ với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ Tài nguyên môi trường chuẩn bị. Trong công tác phê duyệt tính khả thi các dự án ODA, việc phê duyệt phải đi đôi với việc cấp đất.

Thứ hai, Nhà nước cần cải thiện thủ tục, quy trình quản lý, thực hiện dự án ODA đảm bảo vừa chặt chẽ, vừa nhanh chóng tạo thuận lợi cho người thực hiện. Trong công tác quản lý, quản lý phải dựa vào kết quả. Kết quả của một chương

trình, dự án ODA là nỗ lực và đóng góp chung của nhà tài trợ cũng như bên thụ hưởng. Do vậy, quản lý phải hướng vào kết quả cuối cùng mà chương trình dự án ODA đề ra. Cách quản lý như vậy sẽ giúp xử lý các vấn đề một cách dồng bộ, toàn diện và đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết để đạt đươc kết quả và duy trì kết quả đó một cách bền vững đối với bên thụ hưởng viện trợ.

Thứ ba, theo Quy chế quản lý và sử dụng ODA, trong quá trình sử dụng ODA luôn phải đảm bảo lập các báo cáo cho các nhà tài trợ, cơ quan nhà nước cấp trên theo mẫu do nhà nước quy định. Do đó, cần cải thiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA, các biểu mẫu cần ngắn gọn hơn, tiêu chí báo cáo rõ ràng, cụ thể, chỉ cập nhật thông tin mới và cần thiết, không lặp lại nội dung đã báo cáo.

Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên nguồn vốn ODA cho vay lãi suất thấp hoặc không hoàn lại cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển trọng điểm của ngành hàng không. Ưu tiên nguồn vốn ODA không hoàn lại cho các dự án liên quan đế đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 46 - 47)