Định hướng của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 35 - 38)

I. Định hướng đầu tư phát triển ngành hàng không và nhu cầu thu hút vốn

1.Định hướng của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA

Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2006-2010 đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7,5 - 8%/năm. Để đạt được mục tiêu này, tổng đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006-2010 ước tính khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng, tương đương với 139,4 tỷ USD, bằng khoảng 40% GDP. Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách Nhà nước, khu vực tư nhân trong và ngoài nước, từ nguồn vốn ODA và nhiều nguồn khác với cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 65%, vốn nước ngoài khoảng 35%. Riêng nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006-2010, kể cả nguồn vốn ODA đã ký nhưng chưa giải ngân của thời kỳ 2001-2005 chuyển tiếp được xây dựng mục tiêu cần đảm bảo thực hiện khoảng 10,9 tỷ USD, bình quân 2,8 tỷ USD/năm so với 1,7 tỷ USD/năm giai đoạn 2001-2005.

Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, đại diện Chính phủ Việt nam khẳng định: Trong 5 năm qua, ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chiếm tỷ trọng 11% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 40 nhà tài trợ song phương và đa phương đã, đang và sẽ tham gia cung cấp tài trợ cho Việt Nam gồm:

- Nhóm tài trợ đa phương: Các định chế tài chính quốc tế như : WB, ADB; Các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc như: UNDB, UNICEF, UNPA; Cộng đồng Châu Âu.

- Nhóm các nhà tài trợ song phương: Các cơ quan hợp nhất phát triển của những quốc gia phát triển như: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

* Các lĩnh vực ưu tiên vận động ODA của Việt Nam đến năm 2010: - Phát triền đồng bộ hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại bao gồm:

+ Giao thông vận tải + Ngành điện, năng lượng + Thủy lợi

+ Cấp thoát nước, vệ sinh và nâng cấp đô thị.

- Phát triển nông nghiệp nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo. - Phát triển hạ tầng xã hội.

- Phát triển nhân lực và phát triển thể chế. - Bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về ODA, từ đường lối và chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đã hình thành nên một hệ thống quan điểm chi phối công tác sử dụng vốn ODA.

- Quan điểm 1: Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tranh thủ mọi nguồn ODA không gắn với các ràng buộc về chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

- Quan điểm 2: Trong quá trình sử dụng vốn ODA, cần phối hợp cùng với các nguồn vốn khác. Cần phải coi ODA chỉ là chất xúc tác giúp chúng ta khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển.

- Quan diểm 3: Sử dụng ODA phải tập chung vào đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí.

Bảng 9: Huy động ODA giai đoạn 2006-2010 Ngành, lĩnh vực Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005

Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 Dự báo giá trị ODA cam kết Tỷ USD Tỷ trọng đầu tư Tỷ USD Tỷ trọng

đầu tư Tỷ USD

Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản kết hợp với phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo

1,6 14,6% 2,2-2,5 18% 2,9-3,3

Năng lượng và công

nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9

Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị

2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5

Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác

4,5 40,4% 4,3-4,9 36% 5,8-6,6

Tổng 11,1 100% 12,0-13,6 100% 16,0-18,2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 35 - 38)