Định hướng sử dụng nguồn ODA cho đầu tư phát triển của ngành hàng không giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 38 - 41)

I. Định hướng đầu tư phát triển ngành hàng không và nhu cầu thu hút vốn

2.Định hướng sử dụng nguồn ODA cho đầu tư phát triển của ngành hàng không giai đoạn

giai đoạn 2006 - 2010

2.1. Mục tiêu phát triển của ngành hàng không Việt Nam:

Mục tiêu chiến lược của ngành hàng không Việt Nam đến năm 2010 là phát triển giao thông hàng không thành phương tiện vận chuyển an toàn, thuận lợi và phổ biến đối với người dân. Để đạt mục tiêu tổng thể đó, ngành hàng không Việt Nam đã đề ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể trên mọi lĩnh vực.

- Lĩnh vực vận tải hàng không: Nâng cao chất lượng và hình ảnh của các hãng

hàng không Việt Nam thông qua các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và cho phép tự do kinh doanh trong nước giữa các doanh nghiệp này. Nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật, công nghệ về máy bay để đảm nhận tốt vai trò trong vận tải hàng không trong nước và đáp ứng yêu cầu quốc tế.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ đa phương và song phương, trong đó chú trọng việc thực hiện hiệp định hàng không Việt - Mỹ và hội nhập thị trường chung ASEAN.

Trang bị cơ sở kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị máy tính và điện tử lắp trên máy bay đang khai thác.Tiếp tục chuyển giao công nghệ khai thác và bảo dưỡng các máy bay hiện có.

- Lĩnh vực an toàn hàng không: Xây dựng quy định về bảo vệ tàu bay; khu vực

hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và tại các nơi có các công trình, trang bị, thiết bị hàng không; kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không trước chuyến bay.

Xây dựng quy định về tiêu chuẩn, thủ tục và trình tự cấp, gia hạn, huỷ bỏ giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, giấy chứng nhận loại, giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu, giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, cánh quạt và trang bị, thiết bị trên tàu bay.

- Lĩnh vực quản lý điều hành bay: Duy trì tốt chất lượng điều hành bay, đảm

bảo điều hành an toàn - điều hoà - hiệu quả tất cả các chuyến bay trong phạm vi trách nhiệm của HKVN.

Nghiên cứu áp dụng công nghệ vệ tinh vào triển khai hệ thống mới về Thông tin - Dẫn đường – Giám sát/Quản lý không lưu (CNS/ATM). Chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và con người để từng bước chuyển sang hệ thống CNS/ATM mới đảm bảo đủ năng lực cung ứng dịch vụ không lưu chất lượng cao trong các vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Lĩnh vực cảng hàng không, sân bay: Hoàn thiện quy trình và chất lượng phục

vụ hành khách tại các CHK; đa dạng hoá các loại hình kinh doanh thương mại theo hướng khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền.

Đẩy nhanh và tập trung mọi nguồn lực thực hiện các công trình đầu tư trọng điểm tại các cảng hàng không quốc tế ở 3 khu vực Bắc, Trung, Nam nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của vận tải hàng không. Nâng cấp và xây dựng hệ thống CHK địa phương định hướng thương mại hoá, khai thác thường xuyên đi/đến các vùng kinh tế và các điểm du lịch quan trọng của cả nước một cách hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa nơi các loại hình giao thông khác chưa có khả năng phát triển.

- Lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ: Hoàn thành việc nâng cấp

Trường HKVN thành Học viện Hàng không. Triển khai lớp đào tạo phi công cơ bản đầu tiên tại Việt Nam.

Sửa đổi, bổ sung các quy chế đào tạo huấn luyện và quy định quản lý giấy phép hành nghề và hệ thống Chương trình, giáo trình đào tạo huấn luyện tại các đơn vị.

2.2. Quan điểm của ngành hàng không đối với nguồn vốn ODA

Trong thời gian tới, Ngành hàng không tiếp tục duy trì quan điểm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho công cuộc đầu tư phát triển. Luôn luôn coi

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn quý, là tiền đề tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho đầu tư phát triển của ngành trong tương lai.

Các chủ trương đầu tư của Ngành đưa ra phải đúng đắn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cần cân nhắc kỹ lưỡng, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư của từng dự án, từng lĩnh vực để quá trình thu hút vốn ODA có hiệu quả, tạo điều kiện cho phân bổ nguồn vốn này một cách hợp lý.

Sử dụng vốn đầu tư phát triển nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Nâng cao tư tưởng sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả cao. Tăng cường quản lý, chống thất thoát nguồn vốn quý giá này.

Trong quá trình đầu tư phát triển, phải kết hợp cả hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Luôn thực hiện phương châm: " Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng ".

Coi trọng công tác nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ quản lý dự án. Các dự án sử dụng vốn ODA phải được tính toán một cách kỹ lưỡng, theo dõi sát sao, xử lý nhanh chóng để đẩy nhanh công tác giải ngân, tránh gây tình trạng nợ nần chồng chất.

2.3. Nhu cầu về vốn ODA của ngành giai đoạn 2006 - 2010

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn ngành hàng không giai đoạn 2006-2010 theo dự kiến là11809,225 tỷ đồng, riêng nhu cầu về ODA khoảng 101,3 triệu USD, chiếm 13,28% tổng vốn đầu tư của ngành hàng không.

Lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA: Trong giai đoạn 2006-2010, mục tiêu phát triển của Ngành hàng không cần ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các dự án:

+ Đầu tư cho phương tiện quản lý điều hành bay ( Giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư ).

+ Đầu tư thực hiện chuẩn hoá chương trình, giáo trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên của trường hàng không Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 10: Nhu cầu ODA cho đầu tư phát triển ngành hàng không giai đoạn 2006 - 2010.

Đơn vị: tỷ đồng

STT Lĩnh vực Vốn đầu tư Vốn ODA Tỷ trọng vốn ODA

1 Vận tải hàng không 3790,71 402,48 10,62%

2 An toàn hàng không 353,488 15,48 4,38%

3 Quản lý điều hành bay 1892,684 123,84 6,54%

4 Cảng hàng không – sân bay 4268,11 479,88 11,24%

5 Đào tạo và chuyển giao công nghệ

1504,233 546,444 36,33%

Tổng số 11809,225 1568,124 13,28%

Nguồn: Cục HKVN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Ngành Hàng không Việt Nam (Trang 38 - 41)