II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong đầu tư hạ tầng hàng
2. Giải pháp sử dụng ODA
2.4. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân
Tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA là cơ sở để các nhà tài trợ xem xét có nên tiếp tục tài trợ cho ngành không. Hiệu quả nguồn ODA được thể hiện qua chất lượng thực hiện dự án và tình hình giải ngân của dự án. Hiện nay, tốc độ giải ngân ODA của ngành HK còn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây mất lòng tin với nhà tài trơ. Do đó, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân cần thực hiện một loạt các giải pháp sau:
- Đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng: Với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công của dự án . Các cán bộ quản lý dự án chỉ có trách nhiệm cung cấp Ngân sách đền bù và ít có quyền hạn, phần lớn công việc là do UBND địa
phương quyết định. Do đó, để làm tốt công tác này, trong thời gian tới cần kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và chủ dự án để công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi.
Tiến hành phân cấp các khu vực địa lý rõ ràng: đất nông nghiệp, đất ở để đền bù thoả đáng cho người dân, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho dự án nhanh chóng đi vào thực hiện.
Đồng thời, phân bổ vốn đối ứng hợp lý cho công tác giải phóng mặt bằng để công tác này được tiến hành nhanh chóng.
- Hợp tác với nhà tài trợ trên phương diện chủ động của ta về quy trình thủ tục và tổ chức thực hiện dự án. Tránh tình trạng dự án gặp phải vướng mắc về thủ tục với nhà tài trợ trong quá trình thực hiện làm mất đi cơ hội ưu đãi về thời gian ân hạn được đưa ra trong Hiệp định. Vì vậy, các giải pháp cụ thể được đưa ra ở đây là:
+ Tất cả các dự án ODA đàm phán, ký kết với nhà tài trợ để ký hợp đồng đều phải có nghiên cứa khả thi, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
+ Việc tổ chức đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu phải được tổ chức một cách công khai, chặt chẽ. Đảm bảo hài hoà thủ tục với nhà tài trợ.