II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong đầu tư hạ tầng hàng
1. Giải pháp tăng cường thu hút ODA
1.1. Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch định hướng
Để phát huy vai trò làm chủ trong quá trình thu hút ODA, ngành Hàng không nêu rõ quan điểm: Quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA phải theo một chiến lược, phù hợp với Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội của Nhà nước. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Ngành trong giai đoạn hiện nay là cần phải nhanh chóng hoàn thiện, xây dựng các quy hoạch định hướng. Như vậy, đối với ngành Hàng không, các quy hoạch phát triển không chỉ là cơ sở để xây dựng một hệ thống giao thông
hàng không hợp lý, mà còn là cơ sở đảm bảo cho quá trình vận động ODA thu được hiệu quả cao.
Để công tác xây dựng quy hoạch được thuận lợi, một số giải pháp cụ thể được đưa ra là:
Thứ nhất, Ngành cần sớm xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn dựa vào chiến lược quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung. Trước mắt, hướng dẫn các đơn vị trong ngành xây dựng Kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 và Định hướng 5 năm 2011-2015. Thông qua các kế hoạch này, Ngành tổng hợp , lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và sớm trình Bộ GTVT phê duyệt " Quy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025".
Thứ hai, trong quá trình lập quy hoạch, cần nghiên cứu kỹ chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài cho các cụm cảng hàng không cũng như quy chế quản lý và sử dụng ODA của chính phủ Việt nam để xây dựng các quy hoạch cho phù hợp. Nhờ đó, Ngành mới có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ.
Thứ ba, Ngành cần chủ động đưa ra những nhu cầu, xây dựng phương thức viện trợ, sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư theo chỉ tiêu kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng quy hoạch. Từ những quy hoạch này, thông qua Bộ GTVT sẽ trình lên Thủ tướng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ ODA một cách hợp lý.
Song song với việc hoàn thiện các quy hoạch định hướng, ngành hàng không cần phải xây dựng các kế hoạch huy động vốn nói chung và nguồn vốn ODA cho từng giai đoạn. Trong kế hoạch huy động vốn, phải dự kiến được nguồn vốn sẽ huy động, cũng như mức vốn có thể huy động được ở dài hạn, trung hạn. Từ đó, tạo cơ sở để đề ra các biện pháp, chính sách huy động vốn ODA trong từng thời kỳ.
Trong thời gian tới, ngành Hàng không cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện các quy hoạch định hướng, tạo điều kiện phân bổ hợp lý vốn ODA cho các dự
án nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các nhà tài trợ tiếp tục huy động vốn. Từ đó, quá trình thu hút nguồn vốn ODA ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiếp nhận ODA
Hiện nay, trong ngành GTVT nói chung và ngành hàng không nói riêng, năng lực cán bộ thuộc bộ phận tiếp nhận nguồn vốn ODA bộc lộ những yếu kém ảnh hưởng đến quá trình thu hút nguồn vốn này. Do vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ đàm phán, ký kết các Hiệp định đối với đối tác nước ngoài, nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng của nguồn ODA được thu hút.
- Trước mắt, ngành Hàng không cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn kiến thức về ODA, tập huấn các quy định, thủ tục và điều kiện cung cấp của nhà tài trợ để đáp ứng ngay những nhu cầu đối với chương trình, dự án trong hiện tại. Về lậu dài, do kinh phí còn hạn hẹp, Ngành cần phải chủ động gửi một số cán bộ chuyên trách về ODA theo học các lớp đào tạo dài hạn về ODA do Bộ GTVT tổ chức, từ đó tạo dựng được một đội ngũ mang tính chuyên nghiệp. Đồng thời, cần tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ hiểu biết cho các cán bộ.
- Mặt khác, Ngành hàng không cũng cần chú ý nâng cao yêu cầu cập nhật thông tin trong và ngoài nước về ODA. Từ đó, các cán bộ có thể nắm bắt được xu hướng của ODA, các nhân tố biến động liên quan đến ODA như: Giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái…để xử lý kịp thời các quyết định vay vốn thích hợp, tránh dẫn đến tình trạng lỗ khi dự án đi vào hoạt động.
- Song song với việc bổ sung kiến thức về ODA, các cán bộ tiếp nhận ODA cũng cần đựơc trang bị kiến thức về ngoại ngữ. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, một số hồ sơ ký kết với đối tác viện trợ yêu cầu soạn thảo bằng thứ ngoại ngữ do nước tài trợ đó yêu cầu. Do đó, Ngành hàng không cần bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho cán bộ tiếp nhận ODA, lựa chọn trong
những cán bộ đó những người có trình độ ngoại ngữ tốt nhằm tránh việc chậm trễ, thụ động trong quá trình ký kết,tiếp nhận ảnh hưởng đến quá trình thu hút ODA.
1.3. Xúc tiến nhanh công tác chuẩn bị, đàm phán để tiến tới ký kết hiệp định với nhà tài trợ với nhà tài trợ
Việc chậm trễ trong quá trình trình duyệt các chương trình, dự án sử dụng ODA là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới quá trình thu hút ODA. Một số nguyên nhân như: chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi chưa đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa lại hay thủ tục thẩm định kéo dài làm cho quá trình trình duyệt chương trình, dự án không đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ. Từ đó, những dự án không đúng chu kỳ của nhà tài trợ sẽ mất đi cơ hội nhận được khoản viện trợ ODA. Vì vậy, một số giải pháp cụ thể cho những nguyên nhân này là:
- Nâng cao chất lượng lập báo cáo nghiên cứu TKT, KT :
+ Trong quá trình lập các báo cáo này, cần phải bám sát quy hoạch, tránh những dự án sau khi lập xong không thực hiện được do quy hoạch thay đổi, không phù hợp với việc xây dựng, mở rộng của dự án.
+ Phải lựa chọn kỹ càng, chính xác những nhà tư vấn có trình độ, năng lực để tiến hành lập các báo cáo cho dự án. Chú ý hơn tới các tư vấn trong nước do họ có ưu điểm chi phi rẻ, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu đặc điểm hàng không Việt Nam hơn các nhà tư vấn nước ngoài.
- Cải tiến thủ tục, quy trình tiếp nhận ODA, cải thiện công tác thẩm định nội dung chương trình, dự án của Nhà nước cũng như trong ngành . Tính toán, bố trí hợp lý nhân sự và kinh phí cho công tác thẩm định . Từ đó, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng thẩm định và thời gian thẩm định sao cho kịp với tiến độ yêu cầu của các nhà tài trợ.
- Chuẩn bị các nghiên cứu khả thi, thu thập đầy đủ các dữ liệu, vốn đối ứng cho dự án sẵn sàng trình để nhận viện trợ.
1.4. Xác định rõ khả năng trả nợ trong tương lai
Để tăng cường việc thu hút nguồn vốn ODA, ngành HK nhận thức rõ quan điểm phải tạo được lòng tin lâu dài với nhà tài trợ. Do ODA là nguồn vốn các nhà tài trợ dành cho ngành dưới hình thức không hoàn lại hay cho vay trong thời gian dài nên vấn đề tạo dựng lòng tin với nhà tài trợ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần xác định chính xác khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ các khoản viện trợ, đặc biệt là các khoản tín dụng ưu đãi. Để làm được điều này, ngay từ khi chuẩn bị dự án, Ngành cần phải :
- Xây dựng kế hoạch tích luỹ vốn ngay khi dự án đi vào hoạt động để trả nợ cho nước ngoài thông qua Bộ Tài chính. Cần tính toán kỹ những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình tiếp nhận vốn, những phát sinh chi phí khi tiếp nhận vốn dẫn tới chi phí vay nợ cao. Do đó, trong quá trình sử dụng nguồn vốn này, cần bám sát chỉ số vay nợ Nhà nước của Chính phủ giới hạn an toàn là: Nợ/GDP<50%, Nợ/XK<20%.
- Xác định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm trả nợ của từng dự án ở các đơn vị theo quan điểm ai sử dụng vốn người đó trả. Qua đó, các đơn vị trong ngành sẽ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn của mình sao cho đảm bảo khả năng trả nợ.
- Cần hướng dẫn đơn vị trong ngành thực hiện tốt nghị định của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ Nhà nước để đơn vị chủ động trả nợ đúng hạn, tránh gây tình trạng nợ nần chồng chất.
Trong thời gian tới, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng chủ yếu sẽ giảm dần về giá trị cũng như điều kiện ưu đãi. Do vậy, đối với từng chương trình, dự án ODA vốn vay phải được thanh toán đầy đủ dân tạo được lòng tin với nhà tài trợ.