Về yếu tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 84 - 86)

2007 và 2008

4.5.1.1Về yếu tố kỹ thuật

Qua khảo sát cho thấy mức độ TC của người dân ở hai mô hình so với trước đây không tăng (Hình 4.16). Người nuôi ở mô hình TC tăng mức độ TC nhằm mục

đích tăng lợi nhuận và ở mô hình BTC có xu hướng tăng diện tích. Kết quả

nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006) cho thấy người nuôi tôm chuyển dần theo hướng TC hóa và đa dạng hóa, có 20% số hộ NTTS ven biển ĐBSCL tăng mức độ TC. Năm 2007, Sóc Trăng chỉ có 2% số hộở mô hình nuôi TC giảm mức độ TC, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ởĐBSCL của Lê Xuân Sinh (2006) là 40,6%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.16:Đánh giá về hình thức thâm canh trong nuôi tôm sú TC và BCT Hầu hết người dân được khảo sát đều cho rằng, hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm TC và BTC vẫn không thay đổi (Hình 4.17). Việc đầu tư làm thủy lợi của nhà nước trong những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân do hệ thống cũ bị bồi lắng nhưng nạo vét không kip thời. Mặt khác việc người dân bơm bùn ra sông đã làm cho hệ thống kênh cấp thoát nước bị bồi lắng. Kết quả

này phù hợp với đánh giá của của Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng (2006): toàn bộ hệ

thống thủy lợi trong vùng nuôi tôm đều không có kênh cấp và thoát riêng biệt kể

cả các dự án quy hoạch vùng nuôi đã được thực hiện, là một nguy cơ tiềm ẩn. Kênh Thạnh Mỹ và Trà Niên đã hoàn tất nhưng tuyến kênh quá dài, sự truyền triều giảm nhanh khi đến cuối nguồn làm cho chất lượng nước cuối kênh kém.

Hình 4.17:Đánh giá về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm sú TC và BCT Khoảng 70 % người dân áp dụng hai mô hình nuôi được khảo sát cho rằng thông tin về kỹ thuật hiện nay không thay đổi (Hình 4.18), trong khi một số ít cho rằng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thông tin về kỹ thuật hiện nay chưa tốt. Khi tham khảo các tài liệu kỹ thuật nuôi do cơ quan khuyến ngưở địa phượng in và phát cho nông dân thì hình ảnh dùng

để diễn đạt các thao tác rất ít chủ yếu bằng lời, so với tài liệu kỹ thuật nuôi cá bống mú của FAO xuất bản phát cho nông dân thì số lượng hình ảnh diễn dạt chiếm trên 70 % nên một số người dân có trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ vẫn có thể vận dụng vào sản xuất. Số ý kiến cho rằng thông tin về kỹ thuật tốt hơn tương đương kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL của Lê Xuân Sinh (2006) là 30,5%. Hiện nay Việt Nam gia nhập WTO, cần phải tăng cường thông tin phổ biến kỹ

thuật và quản lý ao nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 4.18:Đánh giá về thông tin kỹ thuật phục vụ nuôi tôm sú TC và BCT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 84 - 86)