Tình hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 36 - 41)

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp biển Đông, có điều kiện tự

nhiên thuận lợi với 72 km bờ biển, hệ thống kinh rạch chằng chịt, đặc biệt là chế độ bán nhật triều không đều rất thuận lợi để phát triển thuỷ sản. Nghề nuôi thuỷ

sản ở địa phương đã không ngừng phát triển, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

Cục Thống kê Sóc Trăng (2008) cho biết: diện tích nuôi tôm sú TC và BTC của tỉnh năm 2003 là 5.240 ha (chiếm 10,44% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh)

đến năm 2007 tăng lên 26.552 ha (chiếm 54,58% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh) (Hình 2.1).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Diện tích nuôi tôm sú ở Sóc Trăng 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 55000 60000 2003 2004 2005 2006 2007 Năm ha Tổng diện tích nuôi tôm sú (ha) Diện tích nuôi tôm sú TC và BTC (ha) Hình 2.1: Diện tích nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng (2003 - 2007) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (2008)

Theo Đàm Thị Phong Ba (2007), Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú TC/BTC cao nhất so với Bến Tre và Bạc Liêu. Lợi nhuận bình quân của mô hình TC/BTC là 76,24 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn so với mức trung bình của các tỉnh

ĐBSCL là 2,2 lần.

Kết quảđiều tra của Khoa Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ (2003) cho biết năng suất tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL, chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Cà Mau là 5 - 7 tấn/ha/năm (hình thức nuôi TC) và 1 - 3 tấn/ha/năm (hình thức nuôi BTC). Riêng đối với tỉnh Sóc Trăng thì năng suất nuôi TC là 3,35 tấn/ha/vụ và BTC là 1,4 tấn/ha/vụ (Sở Thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng, 2007).

Võ Văn Bé (2007), khảo sát mô hình TC và BTC tại 2 huyện Vĩnh Châu và Mỹ

Xuyên cho thấy người nuôi tôm có số năm kinh nghiệm nuôi từ 3 - 12 năm, trung bình 6,9 năm. Phần lớn số hộ có năm kinh nghiệm nuôi tôm từ 6 năm trở lên là 85 %, nhỏ hơn 6 năm là 15%. Số hộ nuôi tôm 2 vụ/năm chiếm 10%. Mùa vụ thả nuôi từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 4 DL. Số lượng ao nuôi tôm thịt từ 1–8 ao nuôi/hộ, trung bình 3 ao nuôi/hộ. Trung bình tổng diện tích mặt nước ao nuôi là 15.788 m2/hộ (dao động từ 3.000 - 45.000m2/hộ). Diện tích trung bình của ao nuôi là

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.546 m2/ao (dao động từ 2.000 - 9.000 m2/ao). Độ sâu mực nước của ao nuôi dao

động từ 1,0 - 1,4 m, trung bình 1,2 m. Số hộ nuôi không có ao lắng chiếm 7,5%. Diện tích ao lắng trung bình 3.178 m2/hộ, dao động từ 500 - 12.000m2. Số lượng ao lắng từ 1 - 3 ao/hộ, trung bình 1,3 ao/hộ. Trong số hộ có ao lắng thì tỉ lệ diện tích ao lắng so với diện tích ao nuôi tôm thịt nhỏ hơn 20% cao nhất chiếm 51,4%. Tỉ lệ này từ 20% đến nhỏ hơn 30% chiếm 27,0% và lớn hơn 30% chiếm 21,7%. Tất cả người nuôi áp dụng phương pháp cải tạo khô. Ao nuôi tôm thịt được tiến hành tát cạn và phơi khô trước khi bắt đầu cải tạo ao. 90% người nuôi chỉ sử dụng máy bơm để bơm nước vào ao, 10% số hộ lấy nước vào thông qua thủy triều kết hợp với máy bơm. Nguồn gốc con giống được người dân mua trực tiếp tại trại sản xuất giống tại Cà Mau là 7,5%, 2,5% tại miền Trung, 90,0% người nuôi mua con giống thông qua đại lý trong tỉnh (nguồn gốc chủ yếu từ miền Trung). Kích cỡ

con giống thả dao động từ PL10 - 17. Trong 40 hộ nuôi được phỏng vấn, có 52,5% người nuôi mang mẫu tôm giống đi xét nghiệm bệnh bằng phương pháp PCR, 47,5% số hộ còn lại chỉ biết là tôm giống đã được xét nghiệm hoặc đánh giá chất lượng tôm giống bằng cảm quan, sốc độ mặn và formon.

Nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) cũng cho thấy: nhóm hộ nuôi tôm thả giống vào tháng 3 DL có lợi nhuận trung bình cao nhất (120,67 triệu đồng/ha/vụ), tỷ lệ

hộ lỗ thấp nhất (5,9%). Nhóm thả giống từ tháng 7 - 8 DL có năng suất ở mức trung bình (1.461kg/ha/vụ) và lợi nhuận (38,872 triệu đồng/ha/vụ), có tỷ lệ hộ lỗ

cao nhất (45%). Giá tôm thương phẩm biến động theo mùa thấp nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 12 DL.

Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (năm 2009), năm 2008, mặc dù diện tích và sản lượng tôm nuôi đều đạt và vượt kế hoạch và tăng so năm 2007, nhưng với con tôm sú là sản phẩm chủ lực và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (31,2 % tổng diện tích thả nuôi) trong NTTS nhưng sản lượng chỉ đạt 52.213 tấn, giảm 6.700 tấn so năm 2007. Năm 2008, nuôi tôm sú rủi ro cao, do chi phí đầu vào tăng khoảng 30%, giá bán giảm khoảng 20% so năm 2007, năng suất và sản lượng đều tăng cao, nhưng chi phí cao, giá bán thấp, khó tiêu thụ v.v. Từđó tốc

độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2008 đều đạt thấp, có khoảng 60% hộ

nuôi tôm huề vốn hoặc thua lỗ, gây khó khăn cho vụ nuôi tôm sú và cá tra năm 2009.

Với định hướng quy hoạch diện tích nuôi tôm biển yêu cầu diện tích các mô hình nuôi TC, BTC, QCCT đến năm 2015 lần lượt là 15.000 ha, 20.000 ha, 15.000 và

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

các mô hình nuôi TC, BTC, QCCT đến năm 2015 lần lượt là 42.000 tấn, 28.000 tấn, 12.600 tấn; và đến năm 2020 sẽ lần lượt là 56.000 tấn, 28.000 tấn và 8.400 tấn.

Theo chủ trương của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến 2020 diện tích NTTS chiếm khoảng 80.000 ha. Nuôi tôm nước lợ mặn chủ yếu tại vùng ven biển 03 huyện Vĩnh Châu, Long Phú (nay tách thành 2 huyện mới là Long Phú và Cù Lao Dung) và Mỹ Xuyên. Đểđảm bảo vấn đề môi trường và tăng tưởng, tỉnh sẽ ổn định diện tích khoảng 50.000 ha, trong đó diện tích nuôi TC và BTC tối đa là 35.000 ha. Nghề nuôi tôm sú ở Sóc Trăng phát triển theo hướng TC hoá và ngày càng tăng về diện tích nuôi thâm canh cũng như sự ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cho nghề nuôi tôm đã có nhiều nghiên cứu liên quan như giống, kỹ thuật, thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học,.... Năm 2008, theo thống kê, tại các tỉnh ĐBSCL việc nuôi con tôm sú đang bị “đe dọa” do phải cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng. Giá thành nuôi tôm chân trắng nguyên liệu chỉ khoảng 30.000 đ/kg, trong khi giá thành nuôi tôm sú hiện tại trong nước khoảng 65.000 - 75.000 đ/kg, nếu bán ở mức đó thì người nuôi thường bị lỗ. Người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng chuyển qua ăn tôm chân trắng do giá loại tôm này đang rẻ hơn tôm sú Việt Nam từ 30% - 50%. Thị phần mặt hàng tôm sú chế biến giảm mạnh do ảnh hưởng của việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo trong những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực tại ĐBSCL. Các tỉnh miền Đông Nam bộ, ĐBSCL được nuôi tôm chân trắng theo phương thức TC tại các cơ sở có đủ điều kiện và phải được quản lý chặt theo tiêu chuẩn “28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008). Từ

thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng các thành tựu khoa học để giảm chi phí thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi của các hộ nuôi tôm; phân tích hiệu quả đầu tư cho việc nuôi tôm TC và BTC là rất cần thiết.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng năm 2007

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3: VT LIU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)