Sự phân bố đạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu hoạch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 73 - 74)

Tỷ lệ lượng đạm và lân phân bổ trong tôm, nước, bùn đáy và lượng thất thoát từ

rò rỉ, bốc hơi… lúc thu hoạch như sau: Lượng nitơ tích lũy chủ yếu trong nước, kế đến là đất, tích lũy trong tôm và lượng bị thất thoát. Đối với lân thì có một lượng lớn tích lũy trong đất, kếđến trong tôm, một lượng nhỏ tích lũy trong nước và một lượng thất thoát khác, bị thất thoát thì rất lớn. Từ kết quả của nghiên cứu này thì chỉ một lượng nhỏđạm và lân được tích lũy cho sự tăng trưởng của tôm, phần lớn đạm và lân thải ra môi trường. Nitơ tích lũy nhiều trong nước trong khi photpho thì tích lũy trong bùn đáy ao nhiều.

Bảng 4.19: Sự phân bốđạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu họach (%)

Nội dung TC (25 con/m2) BTC (15 con/m2)

Đạm Tổng N cung cấp từ thức ăn (%) 100,00 100,00 Tích lũy trong tôm (%) 27,12±3,36a 22,61±1,04b Tích lũy trong nước (%) 6,73±0,36a 21,46±1,01b Tích lũy trong đất (%) 41,17±26,52a 34,14±19,17b Bị thất thoát (%) 24,97±2 7,46a 21,79±18,13b Lân Tổng P cung cấp từ thức ăn (%) 100,00 100,00 Tích lũy trong tôm (%) 12,08±2,14a 9,83±0,29b Tích lũy trong nước (%) 5,87±3,00a 5,09±1,19a Tích lũy trong đất (%) 66,44±9,11a 59,74±20,05b Bị thất thoát (%) 15,61±3,96a 25,34±21,28b

Ghi chú: Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Tổng đạm đầu vào chỉ có 22,61% (TC) và 27,12% (BTC) được tôm hấp thu và lượng lân tôm hấp thu được ở mô hình TC 12,08 là % và BTC là 9,83%. Lượng

đạm và lân còn lại sẽ thải vào môi trường ở dạng hoà tan trong nước hay tích luỹ

lại nền đáy ao. Sự tích luỹđạm, lân trong tôm từ thức ăn trong các ao nuôi thực nghiệm cao hơn kết quả của Tạ Văn Phương (2006), là 15,6% N và 35,8% P và Nguyễn Thanh Long (2007) là 16,23 N và 16,37 % P. Kết quả cho thấy nếu nuôi tôm sú thâm canh với mật độ 25 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 151 ngày nuôi mô hình nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P; và nếu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nuôi với mật độ 15 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 134 ngày nuôi mô hình nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 68 kg N và 25 kg P.

Như vậy, khi nuôi tôm sú thâm canh lượng đạm và lân cung cấp cho hệ thống chủ yếu là từ thức ăn công nghiệp có nguồn đạm và lân cao. Chỉ có một lượng nhỏđạm và lân được tôm hấp thu cho sự sinh trưởng còn phần lớn thì thải ra môi trường. Tỉ lệ thải ra môi trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng thức

ăn, cách thức cho ăn, chất lượng môi trường nước, sức khỏe tôm… Nếu sử dụng thức ăn có chất lượng tốt thì tôm hấp thu đạm và lân nhiều do đạm tồn tại trong thức ăn dưới dạng dễ hấp thu, hệ số FCR nhỏ thì lượng đạm, lân thải ra môi trường ít hơn. Nếu cách cho ăn thích hợp, tránh dư thừa, thì sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, FCR nhỏ sẽ giảm lượng đạm, lân thải ra môi trường. Nếu quản lý chất lượng môi trường nước tốt, thích hợp cho tôm phát triển, tôm khỏe thì sẽ kích thích sức ăn của tôm mạnh hơn, giảm thức ăn dư thừa thải vào môi trường.

Từ kết quả trên cho thấy phần lớn đạm, lân thải ra môi trường thì tích lũy trong

đất ở bùn đáy ao, kế đến là trong nước. Chính vì vậy người nuôi tôm cũng như

những nhà qui hoạch, quản lý vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm TC cần có phương pháp xử lý nước thải từ mô hình nuôi tôm sú TC hay có những mô hình nuôi kết hợp để tận dụng nguồn dinh dưỡng dư thừa này tiếp tục sản xuất để tạo ra những sản lượng khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi trong vùng giúp cho nghề nuôi tôm bền vững hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 73 - 74)