Kết cấu mô hình và các thông số kỹ thuật ao nuôi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 75 - 79)

Diện tích đất khu vực ao nuôi của các hộ chọn để theo dõi có diện tích nuôi bình quân là 14.000 m2/hộ (Bảng 4.22) nhỏ hơn số trung bình của các hộ khảo sát năm 2007, ở mô hình BTC và tỷ lệ diện tích ao lắng trong tổng diện tích khu vực nuôi cũng tương tự. Tuy nhiên diện tích bình quân ao nuôi ở mô hình TC lớn hơn ở mô hình BTC là 1,23 lần và kết quả khảo sát năm 2007 là 1,04 lần. Các hộđược chọn có diện tích ao nuôi bình quân ít biến động và phổ biến ở địa phương.Theo khảo sát của Nguyễn Hữu Đức (2007) diện tích ao nuôi tôm sú bình quân là 3.000 - 4.000 m2 và tỷ lệ hộ nuôi ở Sóc Trăng có ao lắng là 95%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.22: Diện tích ao nuôi thực nghiệm của hai mô hình thực nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT

Mô hình

TC (n=15) BTC (n=15)

1. Tổng diện tích ao nuôi trong khu vực nuôi m2 14.000,0±5.281,4 13.500,0±5.233,8 2. Tỷ lệ ao lắng trong diện tích khu vực nuôi % 20,3±8,2 17±5,8 3. Diện tích ao nuôi m2 5.030,0±1.886,8 4.086,7±1.623,9

Thời vụ nuôi

Tháng 2 DL các hộở 2 mô hình đều tiến hành thả giống và tập trung vào tháng 3 và 4 DL, riêng mô hình BTC có 6,8% số hộ thả giống nuôi vào tháng 1 DL. Mô hình nuôi TC tập trung thu hoạch vào tháng 8 DL và cả hai mô hình đều kéo dài thời gian nuôi đến tháng 10 DL mới thu hoạch (Bảng 4.23). Mô hình BTC có 26,7% số hộ thu hoạch vào tháng 10 DL do giá tôm thương phẩm bán không cao, mật độ thả nuôi thưa nên khi kéo dài thời gian nuôi sẽ thuận lợi hơn ở mô hình TC. Nhìn chung, năm 2008 do giá tôm thương phẩm giai đoạn đầu năm không cao nên các hộ nuôi thả giống muộn hơn năm 2007 và thường kéo dài thời gian nuôi để chờ giá.

Bảng 4.23: Thời gian thả giống và thu hoạch của mô hình nuôi thực nghiệm

Tháng ĐVT

Thời gian thả giống Thời gian thu hoạch

TC (n=15) BTC(n=15) TC (n=15 BTC(n=15) 1/2008 % 6,7 2/2008 % 13,3 13,3 3/2008 % 46,7 40,0 4/2008 % 33,3 26,7 5/2008 % 6,7 6,7 6/2008 % 6,7 6,7 7/2008 % 6,7 20,0 8/2008 % 60,0 40,0 9/2008 % 13,3 6,7 10/2008 % 13,3 26,7

Mật độ, kích cỡ, số lượng con giống thả nuôi, tỷ lệ sống và thời gian nuôi

Mật độ thả giống nuôi trung bình của mô hình TC và BTC cao hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 1,1 lần (Bảng 4.24). Kích cỡ con giống không có khác biệt lớn và thời gian nuôi bình quân nhỏ hơn kết quả khảo sát năm 2007 do người dân đã thu hoạch tôm vào thời điểm cuối tháng 8 DL khi giá tôm bắt đầu tăng nhẹ. Kích cỡ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

của tôm nuôi ở các ao TC và BTC cao hơn ở kết quả khảo sát 2007 là 1,3 và 1,1 lần.

Bảng 4.24: Chỉ tiêu về giống, tỷ lệ sống và thời gian nuôi của mô hình thực nghiệm

Tháng ĐVT Mô hình TC (n=15) BTC (n=15) 1. Mật độ thả giống con/m2 25,5±4,1 15,7±3,7 2. Tổng số con giống (ngàn con/ha/vụ) 259,3±42,7 157,6±37,9 3.Kích cỡ con giống Số ngày tuổi của PL 13,8±0,6 14,8±0,5 4.Tỷ lệ sống % 80,1±15,4 64,8±23,8

5. Thời gian nuôi ngày 149,7±10,5 144,2±21,1

Thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn

Bảng 4.25 cho thấy lượng thức ăn sử dụng của mô hình TC thực nghiệm năm 2008 cao hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 1,9 lần và cao hơn BTC bố trí theo dõi. Sự chênh lệch này là do người dân kéo dài thời gian nuôi kéo dài và giữa các hộ nuôi lệch nhau ít hơn. FCR của mô hình TC cao hơn kết quả khảo sát 2007 là 1,1 lần và mô hình BTC. Tuy nhiên ở mô hình BTC thực nghiệm hệ số này thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 0,1 lần do người dân chỉ cho tôm ăn ở khẩu phần chỉđể duy trì sự sống.

Bảng 4.25: Lượng thức ăn và hệ số FCR ở hai mô hình thực nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT

Mô hình

TC (n=15) BTC (n=15)

1. Lượng thức ăn kg/ha/vụ 11.370,1±3.296,3 4.083,6±2.011,2

2. FCR lần 1,63±0,22 1,46±0,32

Lượng thuốc, hoá chất sử dụng

Lượng vôi bột sử dụng ở cả hai mô hình bố trí thực nghiệm năm 2008 đều thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 (Bảng 4.26). Tuy nhiên lượng thuốc và hóa chất sử dụng cao hơn, tổng lượng hóa chất dạng bột sử dụng ở mô hình TC và BTC thực nghiệm cao hơn kết quả khảo sát 2007 lần lượt là 1,1 và 2,4 lần do người nuôi hạn chế sử dụng vôi để quản lý chất lượng nước mà chuyển sang các sản phẩm khác. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đức (2007) vào năm 2006 thì người nông dân sử dụng vôi để cải tạo ao là chính, nhưng kết quả khảo sát năm 2007 người dân sử dụng vôi để quản lý pH và độ kiềm trong ao nuôi. Đối với hóa chất khử trùng ao các hộ nuôi tôm sử dụng Chlorine, Iodine, BKC là chủ

yếu, chỉ có các hộ nuôi BTC sử dụng các loại thuốc và hóa chất mới vì có giá thấp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.26: Lượng thuốc hoá chất sử dụng của hai mô hình nuôi thực nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT

Mô hình

TC (n=15) BTC (n=15)

1. Tổng lượng vôi sử dụng kg/ha/vụ 1.697,8±2.066,9 776,0±388,9 3. Tổng lượng thuốc, hóa chất dạng bột kg/ha/vụ 833,7±640,4 290,7±266,2 3. Tổng lượng thuốc, hóa chất dạng dung dịch Lít/ha/vụ 28,83±66,92 11,33±8,92

Lượng chế phẩm sinh học sử dụng

Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng bột sử dụng bình quân ở các ao nuôi thực nghiệm TC thấp hơn dạng dung dịch 5,6 lần và kết quả khảo sát năm 2007 là 0,1 lần. Ngược lại ở các ao BTC sử dụng thuốc và hóa chất dạng bột và dung dịch ít hơn kết quả khảo sát năm 2007 rất nhiều lần là 28 kg/ha/vụ và 104 L/ha/vụ, do các hộ này sử dụng chế phẩm EM để xử lý môi trường nước ao nuôi. Có khoảng 80% số hộở mô hình nuôi TC và 13,3 - 20% số hộ BTC sử dụng men tiêu hóa và vi sinh, ở mô hình nuôi TC có 6,7% số hộ sử dụng thuốc bổ gan. Hầu hết các hộ

nuôi đều sử dụng các loại chế phẩm sinh học, phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Hữu Đức (2007) vào 2006 có 98% số hộ dùng chế phẩm này trong nuôi tôm.

Bảng 4.27: Lượng chế phẩm sinh học sử dụng ở hai mô hình nuôi thực nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT

Mô hình

TC (n=15) BTC (n=15) 1.Tổng lượng chế phẩm sinh họcdạng bột kg/ha/vụ 52,7±108,7 14,0±9,1 2.Tổng lượng chế phẩm sinh họcdạng dung dịch lít/ha/vụ 12,9 ± 21,9 4,5 ± 12,8

Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Các hộ nuôi tôm TC và BTC thực nghiệm thu hoạch tôm một lần và kích cỡ

không lệch nhau nhiều. Tuy nhiên kích cỡ tôm ở các ao BTC nhỏ hơn kết quả

khảo sát năm 2007 là 1,3 lần. Năng suất và sản lượng ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn kết quả khảo sát năm 2007 lần lượt là 0,68 và 1,77 lần (Bảng 4.28). Mô hình BTC thực nghiệm có năng suất thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 1,1 lần do vùng nuôi tôm BTC ở địa bàn nghiên cứu tôm bị bệnh đốm trắng và thu hoạch sớm hơn. Kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) thì 2006 số hộ nuôi tôm

ở Sóc Trăng có các ao nuôi tôm hoàn toàn khỏe mạnh chiếm 26,5%. Bệnh đốm trắng và đầu vàng thường xuất hiện sau 20 ngày thả giống đến tháng thứ 3. Các bệnh khác như mềm vỏ, sâu đuôi, đen mang và đóng rong thường kéo dài trong suốt vụ nuôi, đặc biệt là ở những ao có chất lượng nước không tốt, nền đáy bị ô nhiễm do chất thải của tôm và thức ăn dư thừa. Đối với bệnh MBV, chỉ phát hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bằng cảm quan sau khoảng 25 ngày thả nuôi, khi đó tôm nuôi có tỉ lệ phân đàn cao và màu sắc tôm đen sậm.

Bảng 4.28: Thu hoạch tôm ở hai mô hình nuôi thực nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Mô hình TC (n=15) BTC (n=15) 1. Phương pháp thu + Thu toàn bộ % 100,0 100,0 2. Kích cỡ thu hoạch con/kg 38,1±11,9 28,9±3,3 3. Sản lượng kg/ao/vụ 3.642,7±1.984,4 2.927,1±1.408,8 4. Năng suất kg/ha/vụ 7.067,9±1.947,3 1.145,3±800,7

5. Bán tôm cho thương lái % 100,0 100,0

Kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật năm 2008

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 4.29 cho thấy số lượng thức ăn cung cấp, hệ

số chuyển hóa thức ăn, năng suất và sản lượng tôm nuôi ở hai mô hình bố trí thực nghiện năm 2008 khác biệt có ý nghĩa thồng kê ở độ tin cậy 95%. Tương tự như

kết quả khảo sát 2007, sự khác biệt này do mức độ đầu tư và biện pháp canh tác của người dân là chính.

Bảng 4.29: Kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật của hai mô hình thực nghiệm

Chỉ tiêu hình Cỡ mẫu Trung bình Giá trị U Giá trị W Giá trị Z Mức ý nghĩa P 1. Lượng thức ăn cung cấp BTC 15 4.083,6 9,00 129,00 -4,29 0,00 (kg/ha/vụ) TC 15 11.370,1 2. Hệ số FCR BTC 15 1,46 46,00 166,00 -2,76 0,01 (lần) TC 15 1,63 3. Năng suất BTC 15 2.927,1 14,00 134,00 -4,09 0,00 (kg/ha/vụ) TC 15 7.067,9 4. Sản lượng thu hoạch BTC 15 1.145,3 23,00 143,00 -3,71 0,00 (kg/ha/vụ) TC 15 3.642,7

4.4.2.4 Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC Tổng chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)