Các mô hình nuôi tôm sú ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 26 - 27)

Theo BTS (năm 2002) ở Việt Nam có các mô hình nuôi tôm phổ biến sau:

(1) Mô hình nuôi qung canh (Extensive culture)

Mô hình có đặc điểm là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm nuôi thường thấp do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên trong ao, diện tích ao nuôi thường lớn (gọi là đầm nuôi) để đạt sản lượng cao. Mô hình này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán được giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi thường không dài. Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau.

(2) Qung canh ci tiến (Improved extensive culture)

Mô hình có đặc điểm là mùa vụ nuôi quanh năm, diện tích lớn hơn 1 ha, năng suất nhỏ hơn 300kg/ha/năm; sử dụng con giống tự nhiên kết hợp với thả giống bổ

sung, mật độ thả giống nhỏ hơn 2 con/m2, không cho ăn, chỉ gây màu nước (nếu cần); thu hoạch theo phương pháp thu tỉa thả bù. Ưu điểm của mô hình này là chi phí vận hành thấp có thể bổ sung con giống tự nhiên thu gom hay sinh sản nhân tạo, kích cở tôm thu hoạch lớn bán giá cao, cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhược điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng QC nên quản lý khó khăn. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. Ngoài ra vẫn còn có hình thức quảng canh cải tiến nhưng

được vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn như: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh (mương, bờ bao, cống…) mật độ thả cao (có thể đến 7 con/m2) và quản lý chăm sóc tốt…Vì thế năng suất và hiệu quả cao hơn (điển hình là mô hình tôm lúa).

(3) Nuôi bán thâm canh (Semi- intensive culture)

Mô hình có đặc điểm là có thể nuôi 2 vụ trên năm, mật độ thả 5 - 20 con/m2, sử

dụng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến. Năng suất 1 - 4 tấn/ha/vụ. Trong đó giới hạn năng suất không có quạt nước là 1,7 - 2 tấn/ha/vụ. Diện tích ao nuôi nhỏ

từ 0,2 - 0,5 ha được xây dựng hoàn chỉnh và có trang bị đầy đủ trang thiết bị như

sục khí, máy bơm,…để chủ động trong quản lý ao. Ưu điểm của mô hình này là

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

quản lý của nông hộ hiện nay, tận dụng được diện tích đất, năng suất cao. Nhược

điểm là phải đẩu tư vốn khá lớn, dễ xảy ra dịch bệnh, sử dụng hóa chất chưa hợp lí gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

(4)Nuôi tôm thâm canh (Intensive culture)

Mô hình có đặc điểm là nuôi quanh năm, mật độ thả từ 20 – 80 con /m2, mật độ

thích hợp là 30 - 40 con/m2, vốn đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt (chỉ

một tỉ lệ rất thấp người địa phương có khả năng áp dụng). Diện tích ao nuôi từ

0,5 - 1 ha, tối ưu là 1 ha, ao xây dựng hoàn chỉnh cấp và tiêu nước chủđộng, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dể quản lý và vận hành, mang lại lợi nhuận rất cao, tận dụng được quỹđất có hạn. Nhược điểm của mô hình này là tôm thu hoạch có kích cỡ nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Môi trường nuôi dễ suy thoái do sử dụng nhiều thức ăn và hóa chất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)