Thông tin chung về các mô hình và biến động diện tích nuôi tôm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 48 - 49)

Số liệu thứ cấp cho thấy các mô hình nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng phần lớn là nuôi tôm sú, diện tích nuôi dao động từ 47.503ha (2008) đến 52.931 ha (năm 2005), có xu hướng giảm từ năm 2006. Tôm sú TC bắt đầu được nuôi vào năm 2005, diện tích nuôi tăng không lớn theo từng năm, dao động từ 5.384,8 ha (năm 2006) đến 6.413 ha (năm 2008). Diện tích nuôi tôm sú BTC dao động từ 12.064 ha (năm 2005) đến 21.371 ha (năm 2008). Diện tích nuôi tôm sú QCCT biến động theo xu hướng giảm từ năm 2005, dao động từ 19.981,2 ha (năm 2008) đến 35.450 ha (năm 2005).

Hình 4.1: Biến động diện tích nuôi tôm sú ở Sóc Trăng (2004 -2008)

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (2009) và Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng(2009)

Năm 2008, diện tích nuôi tôm nước lợở Sóc Trăng là 47.765,2 ha đạt 97,9% KH, giảm 2,1%, do giá bán tôm thương phẩm thấp nên người dân chuyển sang nuôi tôm càng xanh và thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm sú TC chiếm 13,43%, BTC chiếm 44,74%, QCCT chiếm 41,83% tổng diện tích. So với số liệu quy hoạch của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 thì diện tích nuôi TC đạt 91,62% và BTC đạt 92,92% kế hoạch. Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm sú TC và BTC là chủ yếu (Hình 4.1), phù hợp với kết quả khảo sát của Đàm Thị Phong Ba (2007). Tôm càng xanh có diện tích nuôi dao động từ 21,5 ha (2005) đến 304 ha (năm 2008). Cuối cùng là tôm thẻ chân trắng, bắt đầu được

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nuôi từ năm 2008 với diện tích là 145 ha. Nhìn chung, tôm sú là đối tượng nuôi chính, có diện tích nuôi lớn nhất ở Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH VENBIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)