Ảnh hƣởng của loại hoa đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA (Trang 57 - 58)

- Tính Ptrước sấ y: Phộp + Pmẫu trước sấy

3.1.2.Ảnh hƣởng của loại hoa đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong

2007 2008 Xm X C

3.1.2.Ảnh hƣởng của loại hoa đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong

Ở các vụ hoa khác nhau thì tỷ lệ nước trong mật ong khác nhau vì cùng là cây hoa nguồn mật nhưng mỗi loại hoa lại có đặc tính riêng. Do vậy, tỷ lệ nước trong mật ong thường phụ thuộc khá lớn vào từng loại hoa mà ong lấy mật hoặc lấy phấn.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hoa khác nhau đến tỷ lệ nước trong mật, được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của loại hoa đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong

TT Loại hoa Tỷ lệ nƣớc % (n=3)

X mX CV (%)

1 Hoa nhãn 19,58 0,27 1,94

2 Hoa vải 20,34 0,21 1,43

3 Hoa gioi + Hoa vừng 24,74 0,33 1,86

4 Hoa bạch đàn 23,67 0,23 1,35

Qua bảng 3.2 ta thấy, mức độ ảnh hưởng của từng loại hoa đến tỷ lệ nước trong mật khá rõ.

Ở vụ hoa nhãn và vụ hoa vải, tỷ lệ nước trong mật khá thấp với tỷ lệ lần lượt là 19,58% và 20,34%, tuy nhiên sự chênh lệnh là không đáng kể. Điều đó chứng tỏ hoa nhãn và hoa vải cho mật có tỷ lệ nước thấp và chất lượng mật cao. Mật ong khai thác từ vụ hoa nhãn và vụ hoa vải có màu vàng óng, sánh đặc, mùi thơm đặc trưng, tỷ lệ nước trong mật dưới 21%, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (theo tiêu chuẩn của FAO/WHO về chất lượng mật ong) (dẫn theo Phạm Văn Cường, 1994) [4].

Tỷ lệ nước trong mật ong phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó loại hoa mà ong lấy mật ảnh hưởng khá rõ tới tỷ lệ nước trong mật ong. Theo Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3], lượng đường trong mật hoa tỷ

lệ thuận với lượng đường trong mật ong. Nếu tỷ lệ các loại đường hoà tan (đường khử) trong mật hoa càng cao thì mật ong càng đặc và tỷ lệ nước càng thấp. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện lượng đường khử trong mật hoa vải và hoa nhãn khá cao, từ 23 - 50%. Do vậy, tỷ lệ nước trong mật ong khai thác từ hoa vải và hoa nhãn cũng thấp hơn và phù hợp với kết quả nghiên cứu trên.

Ở vụ hoa gioi + hoa vừng, tỷ lệ nước trong mật khá cao, tới 24,74%, tiếp đến là vụ hoa bạch đàn, tỷ lệ nước là 23,67% mật loãng, có màu vàng sẫm. Ngoài nguyên nhân là do cấu tạo mật hoa còn có thể do nguyên nhân khách quan, vì vụ hoa gioi + hoa vừng và vụ hoa bạch đàn vào tháng 6, tháng 7 thường có những đợt mưa rào dài ngày, mật loãng. Khi tỷ lệ nước trong mật cao mật dễ bị lên men, thời gian bảo quản không dài, chất lượng mật giảm.

Thí nghiệm trên cho thấy ảnh hưởng của loại hoa đến tỷ lệ nước trong mật ong khá rõ. Trong đó, vụ hoa nhãn và vụ hoa vải cho mật ong có chất lượng tốt, tỷ lệ nước trong mật thấp, đạt tiêu chuẩn chất lượng mật ong xuất khẩu. Ngược lại, ở vụ hoa gioi + hoa vừng và vụ hoa bạch đàn, tỷ lệ nước trong mật ong còn cao, mật loãng, chất lượng mật kém, không đạt tiêu chuẩn chất lượng mật ong.

Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng của loại hoa đến tỷ lệ nước trong mật, theo chúng tôi, người nuôi ong cần bố trí lịch quay mật hợp lý, quay mật đúng thời điểm, chỉ quay mật khi thời tiết khô ráo và thoáng mát.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA (Trang 57 - 58)