Sự tiết mật hoa và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tiết mật của cây nguồn mật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA (Trang 27 - 31)

cũng cho năng suất và chất lượng mật khá tốt. Đặc biệt là mật ong khai thác từ hoa táo và hoa bạc hà dại có hương vị rất đặc trưng.

1.1.4.3. Sự tiết mật hoa và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tiết mật của cây nguồn mật cây nguồn mật

Mật hoa là dịch lỏng có đường, tiết ra từ tuyến mật hoa của thực vật. Tuyến mật hoa thường thấy trên đài hoa, cánh hoa, nhị hoa đực, nhưng đa số nằm ở gốc bầu và ở nhụy.

Ngoài mật hoa, thực vật còn có tuyến mật ngoài hoa thường nằm trên các cơ quan dinh dưỡng của cây như ở cuống lá, thân lá, lá kèm và lá bắc gọi là mật lá. Mật lá thường có ở cây cao su, bông, đay, trấu, keo tai tượng. Ở cây cao su, mật lá xuất hiện vào thời kỳ cây thay lá, các lá non có khả năng tiết mật; ở cây đay tiết mật trong thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. Mật lá có lượng chất khoáng (đặc biệt là Kali) thường cao hơn mật hoa, do đó mật lá vẫn được khách hành ưa thích vì Kali có khả năng chống nhiễm xạ (Ngô Đắc Thắng, 1994) [22].

Trong mật hoa có các axit hữu cơ, muối khoáng và este, nhờ có chứa các este mà mật hoa có mùi thơm. Vì vậy, mật ong lấy từ mật hoa thường có hương vị đặc trưng cho từng loài hoa. Theo Trường Xuân (2004) [25], mật hoa nhãn, vải, chôm chôm có mùi thơm và trong hơn; mật ong hoa dừa có mùi thơm ngát như cơm dừa.

Hàm lượng đường trong mật hoa biến động rất lớn, từ 25 - 60%, tuỳ thuộc vào loại cây và các yếu tố ngoại cảnh. Mật hoa nhãn miền Bắc có hàm lượng đường bình quân là 50%, hoa vải thiều 23%, hoa đay 27% (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999) [3].

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật hoa

Sự tiết mật hoa của các cây nguồn mật phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa, ... Do đó, ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng và chất lượng mật ong, một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật hoa đó là:

Để tiết được mật hoa, thực vật cần nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối thấp để đa số các thực vật tiết mật là 10 0

C. Khi nhiệt độ tăng thì sự tiết mật tăng và thích hợp nhất là 20 - 250

C. Tuy nhiên, một số cây như bạch đàn, sú vẹt lại tiết mật nhiều ở nhiệt độ cao 35- 380C; một số cây như: nhãn, vải thiều, bí đao, đay, mật tiết nhiều vào ban đêm nhưng loãng hơn nên buổi sáng ong đi làm ít, khi nhiệt độ tăng, nước trong mật hoa bốc hơi làm mật hoa đặc lại, ong đi làm mạnh hơn (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999 [3]).

b. Ảnh hưởng của ẩm độ không khí

Ẩm độ không khí ảnh hưởng khá rõ tới sự tiết mật của cây nguồn mật. Phần lớn các thực vật tiết mật nhiều khi ẩm độ không khí trên 60%, thấp hơn thì tiết mật ít. Tuy nhiên có một số thực vật có thể tiết mật khi ẩm độ không khí thấp hơn (bạch đàn). Nhìn chung, khi ẩm độ không khí tăng, sự tiết mật tăng nhưng hàm lượng đường trong mật giảm một cách tương ứng và ngược lại.

Ong đi thu mật nhiều hay ít phụ thuộc vào nồng độ đường trong tuyến mật hoa. Theo Ngô Đắc Thắng (1994) [22], ong bắt đầu đi thu mật khi nồng độ đường trong mật hoa là 4,25%, nồng độ đường hơn 50%, ong đi làm tới tấp. Nhưng nếu nồng độ đường quá cao, ong thu mật khó, khi thời tiết quá khô hanh, ong phải tiết nước bọt để tẩm mật hoa mới thu được. Nồng độ đường trong một vụ hoa thay đổi khá lớn, do đó đầu vụ mật không hấp dẫn ong đi làm bằng giữa vụ và cuối vụ và như vậy tác động của ẩm độ đã làm cho nồng độ đường trong mật hoa thay đổi dẫn đến tốc độ thu mật của ong cũng thay đổi rõ rệt.

c. Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiết mật của hoa vì để hoa có thể nở được cần có ánh sáng mặt trời quang hợp, đồng hoá các bon của không khí thành tinh bột và đường. Do vậy, nếu ánh sáng đủ sẽ xúc tiến quá

trình tiết mật của hoa. Vào những ngày mùa đông, mưa mù, cây tiết mật kém. Hoa của những cây cỏ dại trong rừng rậm tiết mật ít hơn so với các loại cây gỗ có tán rộng, mọc ở chỗ trống được chiếu sáng đủ. Vì vậy, để cây nguồn mật có thể cho lượng mật hoa nhiều cần tỉa cành, phát cỏ dại và cây che bóng làm ảnh hưởng đến quá trình tiết mật hoa.

d. Ảnh hưởng của thời tiết

Mưa và gió có tác động lớn đến sự tiết mật của hoa, nếu mưa kéo dài nhiều ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tiết mật của hoa do không đủ ánh sáng xúc tiến cho quá trình quang hợp của cây nguồn mật. Mưa làm ẩm độ không khí tăng, mật hoa loãng, làm trôi mật hoa và làm hoa rụng. Tuy nhiên, thời tiết khô hạn, hoa ngắn, còi cọc, ít hoa thì khả năng tiết mật của hoa kém. Vào trước và đầu vụ mật có mưa, cây sinh trưởng tốt và tiết mật nhiều hơn. Khi trời gió to, tuyến mật hoa co lại, sự tiết mật giảm đi, độ đặc của mật tăng. Khi có gió mùa đông bắc, trời lạnh, ẩm độ khô, cây tiết mật kém, ong ít đi làm.

e. Ảnh hưởng của đất đai và chế độ canh tác

Nhìn chung, cây tiết mật tốt khi trồng trên đất phì nhiêu, màu mỡ, đủ ẩm độ. Các cây được bón phân, tưới nước đầy đủ sẽ tiết mật nhiều hơn. Tác giả Ngô Đắc Thắng (1990) [22] cho biết, cao su trồng ở vùng đất đỏ tiết mật tốt hơn cao su trồng ở vùng đất cát pha. Theo Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3], nhãn trồng ở vùng đồi núi sẽ tiết mật kém hơn nhãn trồng ở vùng đồng bằng hoặc bãi bồi có phù sa. Táo ghép được cắt cành hàng năm, tưới nước và bón phân đầy đủ cho mật nhiều hơn là táo không đốn, chăm sóc kém.

f. Ảnh hưởng của tuổi cây, tuổi hoa và thời kì nở hoa

Mật hoa và mật lá được tiết nhiều hơn ở các cây đang thời kì sung sức như cao su sau 8 năm, bạch đàn sau 6 - 7 năm, keo tai tượng 4 - 7 năm. Cây non hoặc già cỗi thì tiết mật kém hơn, thời gian nở hoa ngắn hơn.

Mật hoa được tiết nhiều hơn ở những bông hoa đã nở hoàn toàn, chuẩn bị cho việc thụ phấn. Một số hoa họ cúc như cúc quỳ, cỏ lào, cỏ cúc áo thuộc loại hoa tự đầu trạng thì khi những vành hoa ngoài nở xong, trông hoa hơi héo thì mới tiết mật nhiều.

Như vậy, sự tiết mật hoa chịu tác động khá lớn của điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ canh tác, tuổi cây, tuổi hoa và thời kỳ nở hoa của cây nguồn mật. Biết được những tác động đó, người nuôi ong có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân hữu cơ, tưới đủ ẩm, diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh hại cây, tỉa cành, trồng mới khi cây già cỗi để nâng cao năng suất và chất lượng mật ong.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)