I. Giới thiệu về công ty tư vấn Đầu tư và Xây dựng:
vấn Đầu tư và Xây dựng: 1.1 Quá trình hình thành:
1.1 Quá trình hình thành:
Năm 1981, trên địa bàn Nam Kỳ chính thức khởi công đặt tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam. Đến năm 1936, xây dựng xong tuyến đường sắt xuyên Việt trên địa bàn Trung Kỳ.Trong suốt 55 năm đó, nền KHKT Phương Tây cùng với sức người, sức của của nhân dân Việt Nam đã tạo dựng nên một ngành GTVT mới ở nước ta-đó là ngành Đường Sắt và sự ra đời của Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam.
Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập theo mô hình Tổng công ty có sự hỗ trợ của nhà nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành vận tải Đường Sắt.
Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng là công ty trực thuộc của Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam, được thành lập ngày 06/04/1989 (lúc đó mang tên Viện Nghiên cứu Thiết kế Đường sắt).Viện Nghiên
cứu Thiết kế Đường sắt được thành lập là một trong những đổi mới đầu tiên của 12 năm đổi mới trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành Đường Sắt.Viện được hợp nhất từ 3 đơn vị: Công ty
nghiên cứu thiết kế đầu máy toa xe, Công ty khảo sát thiết kế đường sắt và Ban khoa học kĩ thuật đường sắt.
Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng là cơ quan tư vấn duy nhất có tư cách pháp nhân chuyên tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình giao thông và đường sắt của Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam. Công ty có một đội ngũ đông đảo các kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, các chuyên ngành cầu, đường sắt, đường ôtô, toa xe, đầu máy, thông tin tín hiệu, vận tải, kiến trúc, xây dựng dân dụng, cấp thoát nước, điện tử tin học, dây chuyền công nghệ nhà xưởng...Đội ngũ này đã trải qua nhiều năm công tác, đã trưởng thành và dày dạn kinh nghiệm.Với đội ngũ này trong lĩnh vực tư vấn, Công ty đã đạt được những thành công đáng kể và đạt được sự tín nhiệm cao trong sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Tổng số vốn khi thành lập:1.037 triệu đồng
• Vốn cố định : 788 triệu đồng
• Vốn lưu động : 249 triệu đồng Bao gồm các nguồn vốn:
• Vốn ngân sách Nhà nước cấp : 432 triệu đồng
• Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 405 triệu đồng
• Vốn vay : 200 triệu đồng
1.2 Quá trình phát triển:
1995 và giai đoạn từ năm 1996 đến nay. Giữa hai giai đoạn đó tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cũng có sự thay đổi: Từ tổ chức Viện nghiên cứu thiết kế đường sắt đổi tên thành Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng (TVĐT&XD).Trụ sở đặt tại ngõ 371-Kim
Mã-Ba Đình-Hà Nội.
*Giai đoạn 1989-1995:
Được lãnh đạo Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam quan tâm, đặc biệt lại được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan quản lí Nhà nước như: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường, Bộ Giao Thông Vận Tải, Công ty đã được chính phủ phê duyệt thành lập Trung tâm thử nghiệm đường sắt với vốn đầu tư ban đầu xấp xỉ 1 tỷ đồng, với qui mô đủ các phòng nghiên cứu, thử nghiệm chuyên ngành cầu, đường, hầm, địa chất công trình, cơ khí...Tuy còn ở giai đoạn phôi thai, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trung tâm cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình: chủ trì, quản lí hầu hết các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành: tổ chức triển khai các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ có hiệu quả.Từ đó, khơi dậy được phong trào làm công nghệ sâu rộng trong toàn công ty, khai thác các khả năng tiềm tàng trong hầu hết cán bộ công nhân viên của công ty.
Các đề tài nghiên cứu, các dự án nghiên cứu khả thi, các dự án sản xuất thử nghiệm tiến bộ khoa học kĩ thuật đã gắn liền nhu cầu đòi hỏi thực tế của ngành. Các sản phẩm thử nghiệm và chế thử đã mang lại lợi ích thiết thực và kịp thời cho ngành, không chỉ dừng lại ở mức định hướng hay lí thuyết.
Năm 1995, căn cứ qui định trong nghị định 388 HĐBT ngày 1/11/1988 và các quyết định số 1109/QĐ-TCCB-LĐ ngày 3/6/93; quyết định số 5238/QĐ-TCCB-LĐ, ngày 25/12/95 Bộ giao thông vận
tải đã đổi tên Viện nghiên cứu thiết kế đường sắt đổi tên thành Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng. Lúc này, tổng số vốn của công ty là 2.366 triệu đồng.Trong đó:
-Vốn cố định 1.954 triệu đồng.
-Vốn lưu động: 412 triệu đồng.
*Giai đoạn từ 1996 đến nay:
Nếu giai đoạn 1989-1995 chủ yếu phục vụ cho công cuộc đổi mới KHCN của ngành đường sắt thì giai đoạn từ 1996 đến nay công tác KHCN không chỉ dừng ở mục tiêu trên mà mục tiêu cơ bản không kém phần quan trọng là bộ máy lãnh đạo của công ty đã kịp thời thúc đẩy và đổi mới công nghệ trong tổ chức quản lí sản xuất, đổi mới công nghệ tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án v.v...phục vụ ngay chính quá trình sản xuất của công ty mình nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án và giám sát thi công.
Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng không còn là viện nghiên cứu khoa học công nghệ, tuy nhiên qua công tác tư vấn, công ty vẫn phát huy vai trò,vị trí và kinh nghiệm của đơn vị mình, tư vấn nhiều giải pháp, thực hiện nhiều dự án, góp phần vào công cuộc đổi mới của ngành như:
-Các tư vấn về chống sụt trượt đường sắt Hà Lào.
-Tư vấn về giải pháp chống phọt bàn ở các điểm nền yếu.
-Lập dự án và tham gia các dự án đổi mới công nghệ trong sửa chữa cầu đường sắt, hầm đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt và qui hoạch đường sắt khu vực Hà Nội...
Giai đoạn 1996 đến nay công ty đã luôn đổi mới KHCN kể cả công nghệ quản lí, công nghệ kĩ thuật và công nghệ sản xuất như: thường xuyên chấn chỉnh tổ chức và sắp xếp cán bộ cho phù hợp, bồi
dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ vi tính và các chuyên môn hiện đại cho đông đảo các cán bộ kĩ thuật để có các sản phẩm tư vấn sắc hơn, sâu hơn và chất lượng hơn, góp phần vào tốc độ đổi
mới lớn lao của ngành đường sắt.
Vậy, đổi mới KHCN là một chủ trương rất quan trọng, đáp ứng kịp thời, đúng lúc để phát triển kinh tế, tiến kịp các nước tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, từ năm 1996 đến nay, công ty đã luôn đi đầu trong công tác khoa học công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình đổi mới của ngành Đường Sắt, tạo ra nhiều sản phẩm, phụ tùng mới chuyên ngành, đưa nhiều tiến bộ kĩ thuật mới trong nước và thế giới vào vận tải đường sắt. Tuy nhiên, quá trình đổi mới cũng có một số hạn chế, cần nhận thức đầy đủ, rút kinh nghiệm, tạo đà cho chặng đường mới tiếp theo.
2. Phạm vi hoạt động và lĩnh vực kinh doanh: 2.1 Phạm vi hoạt động: