Về tổ chức quản lý hoạt động th−ơng mại tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam Campuchia

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 112 - 113)

IV. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ của Việt nam với các n− ớc GMS

4.3.3. Về tổ chức quản lý hoạt động th−ơng mại tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam Campuchia

biên giới Việt Nam - Campuchia

Việc mua bán trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới có thể chia thành 3 nhóm là mua bán ở cửa khẩu biên giới, mua bán ở các chợ biên giới và mua bán theo các đ−ờng mòn biên giới hoặc hai bên cánh gà của cửa khẩu. Để tạo điều kiện cho công tác quản lý, trong thời gian tới, các hoạt động mua bán nói trên phải tổ chức lại theo h−ớng chấm dứt tình trạng mua bán trao đổi hàng hoá theo các đ−ờng mòn và hai bên cánh gà cửa khẩu mà chỉ tập trung ở các cửa khẩu và chợ biên giới.

Tiến hành quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất cho các chợ biên giới. Các Sở Th−ơng mại và UBND các tỉnh biên giới sắp xếp tổ chức và quản lý các chợ biên giới để thu hút và đẩy mạnh các hoạt động th−ơng mại tại các chợ nói trên. ở những chợ biên giới ch−a có hải quan, nhà n−ớc có thể cho phép các tỉnh đ−ợc phép thu thuế xuất nhập khẩu bằng chứng từ của ngành thuế. Cần đơn giản hoá các thủ tục, các cơ quan quản lý nhà n−ớc về th−ơng mại nh− Sở Th−ơng mại, Hải quan, Bộ đội biên phòng, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế, cơ quan thuế vụ, quản lý thị tr−ờng... cần phối hợp chặt chẽ đồng bộ nhằm quản lý và điều hành tốt các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới.

Th−ờng xuyên phổ biến các quy định, các chính sách của Nhà n−ớc tới các đối t−ợng hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới. Các đối t−ợng

là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp t− nhân, hợp tác xã và hộ cá thể chiếm một tỷ lệ lớn nh−ng ít hiểu biết về các quy định, chính sách của Nhà n−ớc. Việc phổ biến các quy định và chính sách của Nhà n−ớc làm cho các đối t−ợng này thấy rõ các trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh, từ đó phát huy hết các lợi thế để phát triển kinh doanh, tránh các tr−ờng hợp tiêu cực do không am hiểu pháp luật, làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho các cán bộ quản lý. Tăng c−ờng công tác thanh tra kiểm tra và giám sát.

Tăng c−ờng đàm phán với phía Campuchia để đẩy mạnh hoạt th−ơng mại qua biên giới. Việc đàm phán cần tập trung vào một số vấn đề tạo ra hành lang pháp lý, môi tr−ờng thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các hoạt động th−ơng mại. Đặc biệt là tạo đ−ợc điều kiện để các doanh nghiệp mở các đại lý, các siêu thị, tham gia các hoạt động đấu thầu quốc tế, các hoạt động đầu t−... và hàng hoá đ−ợc quá cảnh và vận chuyển dễ dàng. Thống nhất việc phát triển các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, đặc biệt là đầu t− cơ sở vật chất kỹ thuật th−ơng mại, tạo nên sự t−ơng đồng và đối xứng giữa hai bên cửa khẩu, phát huy hết lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động th−ơng mại của cả hai bên cùng phát triển.

Thành lập các cơ quan chuyên trách của chính phủ và các tỉnh có đ−ờng biên giới để th−ờng xuyên thông báo cho nhau những thông tin cần thiết nh− chủ tr−ơng định h−ớng của mỗi bên, kiến nghị với Chính phủ những yêu cầu về hợp tác kinh tế, th−ơng mại, văn hoá, du lịch... Giám sát việc thực hiện các hiệp định, các thoả thuận đã ký kết, kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi các hiệp định và thoả thuận giữa các bên.

Tăng c−ờng hoạt động chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới phát triển. Bộ Th−ơng mại và Tổng cục Hải quan cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, kịp thời sửa đổi bổ sung, để tránh có các khe hở lợi dụng buôn lậu, gian lận th−ơng mại. Cần phối hợp đồng bộ các lực l−ợng chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại nh− quản lý thị tr−ờng, hải quan, công an... ở khu vực biên giới cửa khẩu và trong nội địa tạo thành một hệ thống nhất. Định kỳ tổ chức họp các cơ quan có chức năng chống buôn lậu để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tổ chức phối hợp và có những kiến nghị báo cáo cấp trên.Th−ờng xuyên tổ chức các lớp bồi d−ỡng nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho lực l−ợng chống buôn lậu. Tăng c−ờng cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện hoạt động cho lực l−ợng chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại. Có chính sách tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt cho nhân dân các thôn, xã, các huyện biên giới, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân trí để họ không tham gia vào các hoạt động buôn lậu mà tố giác các hoạt động buôn lậu.

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)