IV. Đánh giá chung và những bài học b−ớc đầu
4.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu
Về chính sách th−ơng mại, nhìn chung hệ thống chính sách th−ơng mại đối với các n−ớc GMS của Việt Nam trong những năm qua là rất tích cực, nhờ đó th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và các n−ớc GMS đã phát triển mạnh mẽ. Các chính sách đó đã thể hiện đ−ợc nội dung hợp tác rõ ràng, năng động, hiệu quả và đ−ợc các n−ớc thành viên của Tiểu vùng và ADB rất hoan nghênh.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, nhờ có những nỗ lực tận dụng nguồn vốn trong n−ớc và tranh thủ đ−ợc sự tài trợ của ADB và các nhà tài trợ khác, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các n−ớc GMS đã đ−ợc cải tạo và nâng cấp một b−ớc với chi phí vận chuyển hợp lý và đặc biệt hiệu quả với vận tải của Vân Nam ra biển Đông (chi phí vận tải đ−ờng sắt từ Vân Nam ra cảng Hải Phòng chỉ bằng 2/3 so với ra cảng Phòng Thành của Trung Quốc). L−ợng hàng hoá vận chuyển, l−u trữ, bốc xếp và khách du lịch qua lại giữa Việt Nam và các n−ớc GMS tăng mạnh hàng năm do những nỗ lực này.
Việc ổn định và an toàn xã hội là yếu tố rất quan trọng để phát triển kinh tế, th−ơng mại và thu hút đầu t− trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ du lịch. Một số nhận định cho rằng, Việt Nam tuy còn nghèo nh−ng lại là một xã hội có trật tự và giờ đây đã trở thành địa điểm an toàn thu hút du khách n−ớc ngoài. Là một n−ớc có nhiều tôn giáo, nh−ng Việt Nam không có các phần tử cực đoan, du khách n−ớc ngoài hầu nh− không phải lo lắng về nguy cơ bị tấn công khủng bố.